Hội chứng chuyển hóa thường được xác định xuất hiện ở độ tuổi nào?

Chào BS,
Xin BS cho biết tình trạng trẻ hóa được đề cập đến trong nhiều bệnh lý mạn tính không lây. Vậy còn với hội chứng chuyển hóa thì sao ạ? Độ tuổi được xác định mắc hội chứng chuyển hóa thường nằm trong giai đoạn nào, thưa BS?
(Hồng Hà – Hà Nội)

16-04-2024 11:49
Theo dõi trên |

Hội chứng chuyển hóa được hình thành ở những người thừa cân, béo phì do chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, dư thừa năng lượng. 

Chào bạn,

Cách đây khoảng 20 – 30 năm về trước, ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, sẽ thấy tình trạng suy dinh dưỡng nhiều hơn, lúc này hội chứng chuyển hóa sẽ không xuất hiện phổ biến. Do nền tảng của hội chứng chuyển hóa chính là dư thừa năng lượng, gây tích tụ mỡ và khiến đường huyết tăng cao, là nguyên nhân gây ra những rối loạn về mặt chuyển hóa.

Nếu năng lượng ngày một dư thừa, điều kiện sống, chế độ sinh hoạt và ăn uống ngày một nhiều năng lượng, tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa ở trẻ em và người trẻ trưởng thành thừa cân béo phì ngày một gia tăng.

Ở Việt Nam, các thống kê cho thấy khoảng 20 – 30% người trẻ trưởng thành có hội chứng chuyển hóa, đây chính là nhóm cần được tác động sớm và tích cực để kịp thời ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch trong tương lai.

Độ tuổi của hội chứng chuyển hóa, thường khi bắt đầu sẽ thấy biểu hiện tương đối rõ, bắt đầu ở lứa tuổi trưởng thành sớm, nam và nữ trên 18 tuổi. Tuy nhiên, có thể thấy rõ nhất ở lứa tuổi từ sau 40 tuổi và thường nhất là ở độ tuổi 50. Nếu hội chứng chuyển hóa trong giai đoạn bệnh chưa tiến triển nặng, vào độ tuổi 40 – 50 tuổi, đây là giai đoạn chưa gây ra những biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Sau 50 tuổi, nếu hội chứng chuyển hóa không được kiểm soát tốt, lúc này sẽ tiến chuyển và hình thành nên những biến cố về tim mạch, gây ra hậu quả của hội chứng chuyển hóa. Tóm lại, hội chứng chuyển quá thường xuất hiện sớm ngay từ tuổi trưởng thành và đạt đỉnh điểm ở lứa tuổi 30 – 40 – 50, ở lứa tuổi này thường sẽ có cảm giác khỏe nhất và ít quan tâm đến các vấn đề của cơ thể mình.

Vì vậy, tiến triển của hội chứng chuyển hóa thường sẽ chuyển biến theo thời gian nếu chúng ta không quan tâm.

Đặc biệt lưu ý, ngay từ ở lứa tuổi còn trẻ, nếu có một chế độ sinh hoạt, tập luyện, có thái độ đúng và dự phòng, hoàn toàn có thể ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa ngay từ lứa tuổi thanh thiếu niên, đến độ tuổi trưởng thành sẽ không mắc hội chứng chuyển hóa.

Thân mến!

BS.CK1 Nguyễn Đức Chỉnh – Trưởng khối Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ