Nhịn ăn gián đoạn tăng nguy cơ hạ đường huyết
Nhịn ăn gián đoạn xuất phát từ những nghiên cứu và người ta thấy được một số lợi ích như giảm đề kháng insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát tăng huyết áp tốt hơn.
Nhịn ăn gián đoạn có thể giúp cải thiện tâm trạng, tâm lý cho những người có nhu cầu giảm cân vì khi áp dụng phương pháp này họ không phải quan tâm nhiều đến việc tính lượng calo nạp vào, nghĩa là không cần tính calo in – calo out.
Trong khoảng thời gian được phép ăn, người ta có thể thoải mái, không phải kiêng khem nhiều như những phương pháp tiết chế calo thông thường.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, nhịn ăn gián đoạn cũng đi kèm những rủi ro. Trong giai đoạn nhịn ăn (nhịn 16 tiếng hoặc nhịn cả ngày nếu nhịn ăn cách ngày), cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng trong khi vẫn phải làm việc bình thường hoặc cần nhu cầu năng lượng cao hơn so với lượng nạp vào, chúng ta sẽ dễ bị hạ đường huyết.
Khi đó, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, uể oải, suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Đó là những triệu chứng cảnh báo cơ thể bị hạ đường huyết, không đủ năng lượng nên phải sử dụng nguồn năng lượng từ đạm, từ chất béo.
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn dựa trên nguyên lý khi cơ thể sử dụng hết đường sẽ đốt đến chất béo, tức là đốt đi phần chất béo dư thừa trong cơ thể để tạo năng lượng. Đối với giai đoạn nhịn ăn, chúng ta không cung cấp năng lượng cho cơ thể nên dễ bị hạ đường huyết.
Nếu áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn nhưng không quan tâm đến lượng calo nạp vào, nghĩa là trong giai đoạn được ăn, chúng ta ăn quá nhiều vẫn dẫn đến dư thừa năng lượng. Sử dụng thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều đường nhanh như nước ngọt, bánh ngọt, ăn nhiều trái cây, sử dụng chất béo từ động vật quá nhiều, các thực phẩm giàu cholesterol, giàu năng lượng,… khiến chúng ta không kiểm soát được lượng calo nạp vào và không đạt được mong muốn giảm cân.
Những đối tượng có bệnh lý nền như đái tháo đường đang phải sử dụng insulin, khi áp dụng chế độ ăn này thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Trẻ em, phụ nữ mang thai hay những người có bệnh lý nền như xơ gan, tăng huyết áp, tim mạch… là những đối tượng có nhu cầu năng lượng hằng ngày cao hơn bình thường thì không được áp dụng phương pháp này.
BS.CK1 Đinh Trần Ngọc Mai – Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
- Từ khóa:
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim