Người bệnh đái tháo đường cần duy trì mức đường huyết bao nhiêu?

Chào BS, 

BS cho em hỏi, trong quá trình điều trị đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần duy trì chỉ số trong giới hạn lý tưởng là bao nhiêu? Các chỉ số có thay đổi giữa người trẻ, người trung niên, người lớn tuổi không ạ? Mong nhận được giải đáp từ BS, em cảm ơn ạ.

(Hồng Minh – Lâm Đồng)

27-04-2024 10:43
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Trong quá trình điều trị ĐTĐ, khuyến cáo chúng ta nên giữ mức đường huyết khi đói ở khoảng 80 – 130 mg/dL. Loại đường này được gọi là đo đường mao mạch, không cần sử dụng đường huyết tĩnh mạch để tiện cho người bệnh ĐTĐ tự theo dõi và biết được chỉ số đường huyết của mình. Đường huyết sau khi ăn từ 1 – 2 giờ cần dưới 180 mg/dL.

Khi bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm HbA1C. Điều này sẽ lặp lại 3 tháng 1 lần. HbA1C dưới 7% là đạt chỉ số lý tưởng trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, những chỉ số này là chỉ số động, cần phải cá thể hóa.

Đối với người quá lớn tuổi từ 70 – 80, có nhiều bệnh lý phối hợp thì không nhất thiết phải đạt chỉ số đường huyết như đã đề cập. Chỉ số HbA1C có thể lên đến 7.5% hoặc 8%. Đối với trường hợp ngược lại, người trẻ bị ĐTĐ còn khoảng thời gian sống lâu, cần một mục tiêu tích cực hơn. Đôi khi, người bệnh đưa chỉ số HbA1C về dưới 6.5%. Chúng ta cần ghi nhớ đường huyết khi đói là 80-130 mg/dL, đường huyết sau khi ăn dưới 180 mg/dL, HbA1C dưới 7%. Ở người càng trẻ, nó sẽ càng tích cực và mục tiêu thấp hơn. Ở người càng lớn tuổi có nhiều bệnh phối hợp, chỉ số đôi khi nới ra và cao hơn.

Thân mến!

TS.BS Trần Minh Triết – Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ