Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ đúng cách tránh sai lầm chết người
Chào BS, thời gian gần đây khi theo dõi trên các phương tiện truyền thông, em thấy có rất nhiều trường hợp đột quỵ khi còn rất trẻ. Em nhận thấy đột quỵ thực sự quá nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của một người chỉ trong tích tắc. Em muốn hỏi, nếu chẳng may có người bị đột quỵ thì chúng ta cần xử trí, cấp cứu như thế nào ạ? Em cảm ơn.
(Lâm Hoàng Khải – Cần Thơ).
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị tổn thương một cách đột ngột. Nguyên nhân chính là bởi mạch máu nuôi não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn. Theo đó mà sẽ có hai trường hợp xảy ra phổ biến là: đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não.
Những biểu hiện nhận biết người bị đột quỵ
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 – 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.
Đột quỵ nếu phát hiện chậm trễ dễ dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa
Theo BS Bùi Thị Thu Hà – Phó Giám đốc chuyên khoa Trung Tâm Đột quỵ Phú Thọ, mất thời gian là mất não, 1 phút trôi qua là khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Khi nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn hãy nhanh chóng đánh giá tổng thể dựa trên những 4 vị trí được biết tắt bằng chữ F.A.S.T:
– F – Face: Bạn hãy quan sát mặt của người bệnh, phát hiện có tình trạng méo miệng, lệch nhân trung, bị liệt mặt hay không. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hãy yêu cầu cười hoặc nhe răng.
– A – Arm: Biểu hiện yếu liệt tay chân một bên bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay/ hai chân lên cao.
– S – Speech: Biểu hiện ngôn ngữ có dấu hiệu bất thường, khó khăn trong việc phát âm, điều chỉnh câu chữ.
– T – Time: Một số trường hợp bị “đột quỵ thoáng qua” khi người bệnh xuất hiện đầy đủ 3 biệt hiện F.A.S nhưng hồi phục trong 24h. Tuy nhiên, đấy có thể là dấu hiệu báo trước đợt đột quỵ sắp xảy ra.
Tóm lại, nếu thấy một người đột ngột cười méo, nói ngọng, yếu liệt một bên tay chân hãy nghĩ đến đột quỵ. Lúc này, cần gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ. Thời gian cấp cứu đột quỵ được tính bằng giây. Chần chừ mỗi phút, 2 triệu tế bào não sẽ chết mà không có cách nào hồi phục được.
7 việc NÊN làm khi người thân bị đột quỵ
Khi có người bị đột quỵ, hãy đặt người bệnh trên một mặt phẳng, không nằm lên đệm có độ lún sâu. Nếu có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt sang tư thế nằm nghiêng để tránh các chất nôn gây cản trở đường thở của người bệnh.
Nhanh chóng gọi cấp cứu khi phát hiện người bị đột quỵ. Ảnh minh họa
- Việc đầu tiên quan trọng nhất, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu (hoặc cho Trung tâm cấp cứu 115) đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn cấp cứu, điều trị đột quỵ.
- Xác định thời gian khởi phát bệnh đột quỵ.
- Trong khi chờ xe cấp cứu, cần giữ thông thoáng môi trường xung quanh để người bệnh thở tốt. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra (nếu có).
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp.
- Nếu người bệnh bất tỉnh, không còn thở, lập tức thao tác CPR ép tim và thổi ngạt. CPR là phương pháp hồi sức tim – phổi để giúp bơm một lượng máu tới tim và não nhằm kéo dài thời gian sống của nạn nhân trong khi chờ trợ giúp y tế chuyên sâu.
Để thực hiện CPR: Quỳ gối bên nạn nhân đang nằm ngửa, đặt lòng một bàn tay vào chính giữa ngực nạn nhân (ngay phía dưới đoạn xương nối giữa 2 lồng ngực) với các ngón tay song song với xương sườn. Đặt bàn tay còn lại lên trên tay kia, và dùng phần thân trên tạo lực ép thẳng xuống qua 2 bàn tay, với 30 lực ép lên ngực (nhịp độ 2 lực ép/giây).
Tiếp theo là 2 lần thổi ngạt: đẩy nhẹ cổ nạn nhân ngửa ra sau để mở miệng/mũi ra, thổi 2 hơi vào miệng/mũi không kéo dài quá 2 giây, thấy lồng ngực nạn nhân phồng nhẹ là đúng cách. Sau đó tiếp tục 30 lần ép tim và theo chu trình 30 – 2 như vậy.
Người thực hiện thường rất mệt sau 2 – 5 phút làm CPR, vì vậy cần gọi người giúp sức để đảm bảo CPR được duy trì liên tục cho nạn nhân, cho đến khi có sự can thiệp của y tế chuyên sâu hoặc khi nạn nhân thở lại được.
7 việc KHÔNG làm khi sơ cứu người bị đột quỵ
Tuyệt đối không thực hiện các phương pháp dân gian, không chích máu ngón tay cho người bị đột quỵ. Ảnh minh họa
- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu, uống các loại thuốc, kể cả thực phẩm chức năng vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, vì có thể ảnh hưởng lên sự tưới máu trên não và gây chết các tế bào não nhiều hơn.
- Không dùng thuốc aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.
- Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
- Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
- Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
Ban biên tập Benhdotquy.net
- Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim