Nhận diện nhanh dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Bên cạnh dấu hiệu đau thắt ngực thường gặp, bệnh nhân nhồi máu cơ tim còn xuất hiện các triệu chứng khó thở, chóng mặt, vã mồ hôi, nôn ói. Phát hiện sớm những triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim thường gặp và cấp cứu kịp thời là yếu tố quyết định đến sự sống còn của người bệnh.

30-04-2024 09:07
Theo dõi trên |

Mặc dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện kịp thời, người bệnh có thể tự cứu mình.

Theo BS.CK2 Đỗ Hữu Nghị, Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông), nhồi máu cơ tim là tình trạng dòng máu đến cơ tim bị tắc đột ngột gây tổn thương mô cơ tim. Đây thường là kết quả của sự tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch vành.

Tắc nghẽn xảy ra do cục máu tạo lập trên mảng xơ vữa động mạch vành bị vỡ hay nứt. Triệu chứng điển hình thường thấy nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở ngực trái, giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút khiến người bệnh cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm…

Khi có những cơn đau ngực như trên, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch để can thiệp. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

ảnh minh họa.

Bên cạnh dấu hiệu đau ngực, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp còn có triệu chứng yếu, liệt tay chân; buồn nôn, khó tiêu, đau bụng; đổ mồ hôi lạnh; tim đập nhanh, cảm giác khó chịu khi nhịp tim bỏ nhịp hoặc thêm nhịp.

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu đặc trưng như đau thắt ngực tái phát, đau vùng ngực khi hoạt động thể lực, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi.

Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim đều để lại biến chứng từ nhẹ (nếu được điều trị kịp thời) đến nặng (đối với trường hợp xử lý chậm). Những biến chứng này thường là rối loạn nhịp tim, suy tim, có thể ngưng tim do rối loạn nhịp, vỡ tim, huyết khối trong vùng tim, túi phình…

Tùy thuộc vào mức độ của cơn nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Đỗ Hữu Nghị khuyến cáo, có thể ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim bằng chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch như tăng cường các loại ngũ cốc, rau xanh và trái cây, hạn chế đường, chất béo bão hòa, cholesterol xấu. Xây dựng lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, giảm stress, tránh xa thuốc lá. Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân hoặc béo phì. Kiểm soát và điều trị các bệnh lý là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim như đái tháo đường, cao huyết áp, cholesterol cao. Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát và xử trí kịp thời các bất thường của tim.

  • Từ khóa:
Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, tại sao bị cứng cơ vận động, đi lại khó khăn?

Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, tại sao bị cứng cơ vận động, đi lại khó khăn?

Chào BS,

Chào bác sĩ! Sau khi tôi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp được 1 năm, hiện tại tôi bị đau cơ tay đồng thời cứng cơ vận động, đi lại đôi lúc khó khăn. Vậy bác sĩ tư vấn cho tôi biết tại sao hoặc lí do hay hệ lụy của cắt bỏ tuyến giáp ạ?

(Sỹ Luân – Thủ Đức)

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ