Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, tại sao bị cứng cơ vận động, đi lại khó khăn?

Chào BS,

Chào bác sĩ! Sau khi tôi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp được 1 năm, hiện tại tôi bị đau cơ tay đồng thời cứng cơ vận động, đi lại đôi lúc khó khăn. Vậy bác sĩ tư vấn cho tôi biết tại sao hoặc lí do hay hệ lụy của cắt bỏ tuyến giáp ạ?

(Sỹ Luân – Thủ Đức)

17-05-2024 10:59
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì cơ thể không thể tự tạo ra được hormone tuyến giáp mà cần phải bổ sung hormone nhân tạo (bằng thuốc) liên tục suốt đời, hay nói cách khác là bệnh nhân sẽ trở thành người bị suy giáp sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Nếu bạn không bổ sung hormone tuyến giáp hoặc bổ sung không đủ, bạn sẽ gặp các triệu chứng của suy giáp, trong đó có triệu chứng vận động chậm, đi lại khó khăn.

Ngoài ra, với bệnh nhân sau cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn, nếu đã bổ sung đầy đủ hormone tuyến giáp (thông qua xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp bình thường) mà vẫn gặp triệu chứng vận động khó khăn, cứng cơ thì cần tầm soát thêm nguyên nhân suy tuyến cận giáp – là 1 biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật tuyến giáp.

Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nằm ngay sau tuyến giáp (2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới), kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 6*3*2 mm. Do tuyến cận giáp rất nhỏ, màu sắc tuyến lại rất giống màu sắc của tuyến giáp nên rất khó phân biệt bằng mắt thường, vì thế rất dễ cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến cận giáp trong những phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, đây là 1 trong những tai biến có thể gặp của phẫu thuật tuyến giáp. Nếu bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp do phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp thì cần phải bổ sung calci và vitamin D3, magie, kali suốt đời, bởi vì hiện tại không có hormone thay thế tuyến cận giáp.

Như vậy, bạn cần khám lại chuyên khoa Nội tiết càng sớm càng tốt để kiểm tra về chức năng tuyến giáp và chức năng tuyến cận giáp, tìm nguyên nhân gây cứng cơ và vận động khó khăn, bạn nhé.

Thân mến!

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương – Bệnh viện Trưng Vương

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ