Đột quỵ có phải là nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ?

Xin BS cho biết những nguyên nhân nào có thể gây tăng áp lực nội sọ, trong đó, nguyên nhân nào thường gặp nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ.

18-04-2022 16:41
Theo dõi trên |

Đột quỵ là một trong 2 nguyên nhân gây áp lực nội sọ
Đột quỵ là một trong 2 nguyên nhân gây áp lực nội sọ

TTƯT.ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ – Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 trả lời:

Chào bạn,

Trước tiên, chúng ta cần hiểu về giải phẫu sinh lý của áp lực trong sọ. Hộp sọ được cấu trúc bởi sự hàn kín của các khớp sọ, bao gồm sọ trán, sọ đính, sọ thái dương và sọ chẩm. Các khớp sọ này ở người trưởng thành khi hàn lại với nhau sẽ tạo thành hộp sọ kín bằng xương và tạo ra áp lực bên trong hộp sọ. Các thành phần bên trong đó sẽ có nhiệm vụ duy trì áp lực trong sọ.

Khi chúng ta thực hiện mở hộp sọ rộng để giải áp sẽ không mở nắp sọ cả hai bên mà mở ở một bên bán cầu. Nghĩa là sẽ cưa và lấy ra một bên bán cầu, một bên nắp sọ, nửa còn lại vẫn còn trong hộp sọ người bệnh. Như vậy, khi thực hiện mở hộp sọ rộng giải áp là lấy ra một nửa bên của hộp sọ, khi đó cấu trúc xương bị cưa ra sẽ làm giảm áp tổ chức não bên trong, nhằm giúp giảm áp lực trong sọ đáng kể. Đây là cơ hội để bệnh nhân hồi phục tri giác và thuận lợi trong quá trình hồi sức.

Khoang sọ là khoang kín, được tạo bởi sự kết nối của các xương sọ. Trong đó áp lực trong sọ được duy trì bởi 3 thành phần chính, thứ nhất là não, thứ hai là dịch não tủy và thứ ba là máu trong lòng mạch. 3 thành phần này được duy trì tỷ lệ tương đối với nhau, trong khoảng 8-15 mmHg để tạo nên áp lực trong sọ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, 3 thành phần này không duy trì được tỷ lệ mong muốn, chẳng hạn như 1 trong 3 thành phần này tăng thể tích, hoặc có thêm thành phần thứ 4 trong hộp sọ thì áp lực trong sọ sẽ thay đổi.

Trong giai đoạn đầu của sự thay đổi áp lực trong sọ, các thành phần sẽ tự điều tiết với nhau theo nguyên lý Monro – Kellie. Khi đó, thành phần tăng thể tích sẽ lấn và hai thành phần còn lại phải nhường chỗ cho thành phần tăng thể tích hoặc phần thứ 4 mới xuất hiện. Trong giai đoạn đầu, mặc dù có sự thay đổi nhưng áp lực trong sọ vẫn được duy trì, tình trạng này được gọi là tăng áp lực trong sọ còn bù. Đến một lúc nào đó, quá trình này không bù trừ được nữa, vượt quá sức chịu đựng của các thành phần còn lại thì qua giai đoạn thứ 2 là mất bù. Khi đó, áp lực trong sọ tăng dần, nếu không có biện pháp loại trừ yếu tố gây tăng áp lực trong sọ thì càng ngày càng tăng, làm rối loạn quá trình cung cấp máu lên hộp sọ, bắt đầu xuất hiện tổn thương trong hộp sọ và không hồi phục.

Như vậy, áp lực trong sọ tăng khi: chuyển qua giai đoạn mất bù; một trong 3 thành phần đã nhường chỗ để tăng thể tích hoặc tăng thành phần thứ 4 mới mà không đáp ứng được.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực trong sọ như:

– Bệnh lý như u não, rối loạn tuần hoàn não gây viêm tắc hệ thống tuần hoàn làm dòng máu trở về hệ thống tĩnh mạch không được suôn sẻ gây tăng áp lực và xuất hiện tăng áp lực trong sọ.

– Chấn thương, thường gặp là các loại máu tụ. Trong đó, máu tụ trong sọ xuất hiện sau chấn thương thường là cấp tính, nên khi đó cơ thể khó bù trừ ngay lập tức. Do đó thường dẫn đến khối máu tụ, ảnh hưởng đến sự rối loạn tri giác của người bệnh với biểu hiện lú lẫn, lơ mơ, hôn mê nông, hôn mê sâu và cuối cùng là tụt não nếu không có biện pháp can thiệp.

Ngoài ra, còn có bệnh lý đột quỵ (có hai dạng là đột quỵ xuất huyết não chiếm 20-30% và đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não chiếm khoảng 70-80%). Cả hai dạng đột quỵ này đều có khả năng làm tăng áp lực nội sọ, tùy theo mức độ sẽ có chỉ định phù hợp để giải quyết trong những trường hợp này.

Như vậy, tóm lại sẽ có hai nhóm nguyên nhân gây tăng áp lực trong sọ, thứ nhất là nguyên nhân đột quỵ, thứ hai là những bệnh lý, chấn thương xuất hiện trong hộp sọ.

Thân mến!

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ