Uống thuốc gì để kiểm soát tăng huyết áp?

Tôi năm nay 46 tuổi, huyết áp 160mmHg. Liệu có phương pháp gì chữa khỏi không bác sĩ? (Facebook: Sơn Nguyễn)

30-08-2022 22:20
Theo dõi trên |

Chào bạn,

Trước mắt, bạn cần cung cấp cho chúng tôi toa thuốc của phòng khám BS mà bạn đang theo dõi huyết áp, nếu không có toa nhưng còn giữ vỏ thuốc đang uống thì cũng chụp lại gửi về cho chúng tôi, để chúng tôi xem xét loại thuốc, liều thuốc bạn đang dùng.

Thứ hai, chỉ số huyết áp có đến 2 chỉ số lận, con số bạn cung cấp là số cao nhất thôi, BS sẽ cần cả con số thấp nhất, cũng như chỉ số nhịp tim, cùng các thông số khác như chiều cao, cân nặng, tuổi, bệnh mạn tính đi kèm khác thì mới có thể đưa ra lời khuyên cho bạn được.

Còn trong thời gian này, khi huyết áp tăng cao, bạn chú ý giảm ăn mặn, uống thêm nước chanh ấm, nghỉ ngơi, hít thở đều sẽ giúp ổn định huyết áp phần nào.

Thân ái!

Xem thêm >>> Chế độ ăn uống của người cao tuổi bị huyết áp cao?

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ