Thiếu vitamin B12 làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Đột quỵ là một tình trạng y tế đặc trưng bởi sự gián đoạn lưu lượng máu đến não, gây ra tàn tật về thể chất hoặc tinh thần. Việc thiếu vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người trẻ tuổi và phụ nữ có thai không nằm trong nhóm có nguy cơ bị đột quỵ.
Hình minh họa
Mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin B12 và đột quỵ
Sự thiếu hụt dinh dưỡng của folic acid, vitamin B, và đặc biệt là vitamin B12, gây ra sự gia tăng homocysteine. Dư thừa homocysteine gây ra viêm các mạch máu và mất cân bằng oxy hóa.
Trong đó, viêm là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Viêm là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Nhưng viêm liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương mạch máu và sự tích tụ các chất dư thừa bên trong các mạch máu. Sự tích tụ này có thể dẫn đến sự gián đoạn dòng máu bình thường trong não – đó là đột quỵ.
Hậu quả khác là mất cân bằng oxy hóa, làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng dễ bắt dính với các thành phần khác và máu, hình thành cục máu đông và dẫn đến chảy máu.
Do đó, thiếu vitamin B12 có thể là thủ phạm gây đột qụy.
Nguyên nhân
Chế độ ăn uống thấp: Có nhiều nguyên nhân gây thiếu vitamin B12. Điều rõ ràng nhất là suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn. Mặc dù chế độ ăn chay thường được coi là có lợi cho sức khoẻ, nhưng có một vài chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu trong hầu hết các loại thức ăn chay, một trong số đó đáng chú ý nhất là vitamin B12.
Hấp thụ thấp: Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống không phải là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu vitamin B12. Đôi khi, bạn có thể không hấp thụ đủ vitamin B12 trong cơ thể, ngay cả khi bạn ăn đủ.
Sử dụng quá nhiều rượu: Uống rượu lâu ngày và sử dụng rượu nặng có thể gây ra thiếu hụt dinh dưỡng ngay cả khi bạn đang nạp đủ vitamin B12 trong thực phẩm của bạn. Điều này là do những thay đổi trao đổi chất trong cơ thể mà làm cho cơ thể khó khăn để hấp thụ đúng và sử dụng vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến đột quỵ.
Bệnh tự miễn: Các tình trạng sức khỏe và các bệnh nhiễm trùng gây cản trở hấp thu vi chất ở dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chức năng của ruột non có thể dẫn đến thiếu vitamin B12, ngay cả khi chế độ ăn phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng.
Kiểm soát
Vitamin B12 là một loại vitamin mà bạn có thể nạp được từ việc ăn thịt đỏ và gan, là hai loại thực phẩm có mức vitamin B12 cao nhất. Các nguồn khác bao gồm gà, trứng, sữa… Thông thường, rất khó để có đủ vitamin B12 từ nguồn thực phẩm chay.
Nếu bạn là người ăn chay, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin B12 hoặc thường xuyên bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm chức năng. Đối với những người có vấn đề với việc hấp thụ đủ vitamin B12 do các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột, có thể cân nhắc tiêm B12 để tránh thiếu hụt.
Lời khuyên
Thông thường, đột quỵ, do huyết khối hoặc chảy máu trong não, gây ra bởi các vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp và cholesterol cao, thường liên quan đến việc thừa một số thành phần dinh dưỡng nhất định (chất béo và cholesterol nạp vào nhiều có thể góp phần làm cholesterol máu cao và muối có thể góp phần làm tăng huyết áp).
Nhưng thiếu vitamin B12, quá ít chất dinh dưỡng, là một trong số ít những thiếu sót về chế độ ăn uống liên quan đến đột quỵ. Mức kali thấp cũng liên quan đến tỷ lệ đột quỵ gia tăng. Và vì bạn thường có thể tăng lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà không tốn nhiều công sức, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung dinh dưỡng nếu cần.
Minh Anh (dịch) – benhdotquy.net
Nguồn: Verywell
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- bệnh nhân đột quỵ
- bệnh viện cấp cứu đột quỵ
- Cấp cứu đột quỵ
- Đột quỵ
- nguy cơ đột quỵ
- Phòng ngừa đột quỵ
- Phục hồi chức năng sau đột quỵ
- phục hồi sau đột quỵ
- tai biến mạch máu não
- vitaminb12

Tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ?
Chào BS,
Tôi nghe nói bệnh đột quỵ dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc là khi tắm. Do công việc nên tôi thường tắm trễ, sau 11 giờ. Xin BS tư vấn cho tôi biết chi tiết, nên tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ? Cảm ơn BS.
laduc…@gmail.com
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim