Thiểu năng tuần hoàn não: Biểu hiện của đột quỵ tiềm ẩn

Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như nhức đầu, chóng mặt mà thiểu năng tuần hoàn não nếu diễn tiến lâu dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm – đột quỵ. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa điều này?

03-05-2022 11:03
Theo dõi trên |

1. Thế nào là thiểu năng tuần hoàn não?

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng lượng máu lên não giảm đi. Điều này làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó, các hoạt động chức năng của não cũng bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não), là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não.Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não), là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não.

Não được xem là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Mặc dù khối lượng chỉ khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, nếu ngưng tuần hoàn não khoảng 6 – 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết.

2. Nguyên nhân nào gây thiểu năng tuần hoàn não?

Tinh thần bị suy kiệt là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não ngày càng phổ biến và gia tăng. Bởi điều này có thể kích thích sản sinh nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Cụ thể, các gốc tự do làm tổn thương các cấu trúc tế bào thành mạch máu, từ đó làm dòng máu lưu thông lên não gặp nhiều khó khăn khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng.

Áp lực cuộc sống làm gia tăng stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não.Áp lực cuộc sống làm gia tăng stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não.

Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như:

– Xơ vữa động mạch

– Lão hóa động mạch

– Bệnh tim mạch (suy tim, hở van tim, tăng huyết áp…)

– Do cục máu đông

– Do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8)

– Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép vào động mạch đốt sống

– Do dị dạng động mạch bẩm sinh,…

»»» Xem thêm: Những dấu hiệu đột quỵ mà bạn không nên bỏ qua

3. Những triệu chứng không nên chủ quan của thiểu năng tuần hoàn não

3.1. Các triệu chứng thường gặp

Mặc dù thiểu năng tuần hoàn não có xu hướng lặp lại nhiều lần nhưng đây lại là trạng thái nhất thời, thường chỉ xuất hiện thoáng qua nên nhiều người thường chủ quan, cho rằng không nguy hiểm đến tính mạng.

Song, do máu lên não kém nên mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm chẳng hạn như:

– Chóng quên,

– Hay cáu gắt vô cớ

– Giảm ham muốn tình dục

– Luôn luôn có cảm giác mệt mỏi

– Mất ngủ

– Tê bì chân tay

– Chuột rút.

Đặc biệt, rối loạn tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề như đột quỵ – nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu. Chính vì thế, chúng ta cần cảnh giác với tình trạng này.

Đặc biệt, đau đầu dữ dội là triệu chứng hay gặp đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

3.2. Những triệu chứng kèm theo

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện hàng loạt biểu hiện bất thường khác, như:

– Cảm thấy đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu

– Chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn

– Sợ ánh sáng

– Sợ tiếng ồn

– Hoa mắt, nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột

– Rối loạn về giấc ngủ (ngủ chập chờn hoặc mất ngủ)

– Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, chóng quên, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ…

Chớ chủ quan khi bị xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ.Chớ chủ quan khi bị xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ.

Đáng chú ý hơn cả, những người có tiền sử thiểu năng tuần hoàn não, nếu xuất hiện các triệu chứng rối loạn ý thức sau thì nên cẩn trọng đột quỵ, gồm:

– Méo miệng

– Nói khó, thậm chí không nói được

– Đột ngột mất thị lực

– Tê yếu tay chân hoặc nửa người

– Xây xẩm, chóng mặt

– Đau đầu dữ dội…

Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, giúp hạn chế tối đa những di chứng do đột quỵ gây ra.

4. Chẩn đoán, điều trị rối loạn tuần hoàn não như thế nào?

Để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não, các bác sĩ có thể dựa vào các phương pháp sau:

– Siêu âm Doppler

– CT-Scan

– Chụp động mạch não

– Lưu huyết não đồ

– Chụp cộng hưởng từ (MRI)

– Điện não (EEG)

– Xét nghiệm sinh hóa và đông máu…

Bản chất các tổn thương ở não trong rối loạn tuần hoàn não là do thiếu oxy và glucose gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Do đó, việc điều trị chủ yếu là làm cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch, chẳng hạn như dùng các thuốc sau:

– Aspirin

– Ticlcodipin

– Dipyridamole

– Các thuốc chống đông máu…

»»» Xem thêm: Tê yếu tay chân – Hồi chuông cảnh báo đột quỵ tiềm ẩn

5. Làm sao để tăng tuần hoàn não, ngăn ngừa đột quỵ?

Điều quan trọng là tìm được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não để điều trị tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não thì nên phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để khác trước khi để chúng gây ra tai biến. Khi đã có các tổn thương ở não do thiếu máu gây ra thì việc sử dụng các chất bổ giúp phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh để giảm bớt tỷ lệ các di chứng sau đó, chẳng hạn như:

– Cerebrolysin

– Gliatilin

– Vitamin nhóm B…

Ngoài ra, một số thay đổi trong lối sống cũng hiệu quả trong việc tăng tuần hoàn não, như:

– Nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng

– Chơi thể thao

– Đi du lịch để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống, giúp tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời

Hãy nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng để đầu óc không bị quá căng thẳng.Hãy nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng để đầu óc không bị quá căng thẳng.

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như tivi, máy tính bảng, điện thoại.

– Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo.

– Tập luyện thể lực thường xuyên, các môn thể thao như: yoga, dưỡng sinh.

– Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường kể trên và nghiêm túc, kiên trì điều trị dứt điểm khi phát hiện có tình trạng thiếu máu não.

Anh Thi – Benhdotquy.net

Đồng Nai: Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam đạt chuẩn Kim cương về điều trị đột quỵ

Đồng Nai: Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam đạt chuẩn Kim cương về điều trị đột quỵ

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tổ chức lễ đón nhận Chứng nhận Kim cương của Hội Đột quỵ thế giới (WSO) trong điều trị đột quỵ, trở thành bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam nhận tiêu chuẩn cao quý này. 

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ