Những đối tượng nào cần tầm soát đột quỵ?

Đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim, ung thư và nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người lớn. Chính vì thế, tầm soát đột quỵ rất quan trọng trong việc phòng ngừa và dự phòng tái phát. Dưới đây là những đối tượng nên tầm soát đột quỵ.

02-04-2022 10:26
Theo dõi trên |

1. Đột quỵ là tình trạng như thế nào?

Tai biến mạch máu não, thường được gọi là đột quỵ, xảy ra khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn (nhồi máu não/thiếu máu cục bộ) hoặc vỡ động mạch (xuất huyết não), khiến các tế bào não chết đi nhanh chóng do thiếu oxy và dinh dưỡng.

Đột quỵ là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá
Đột quỵ là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng khởi phát như rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, chóng mặt. Nguyên nhân chủ yếu của loại đột quỵ phổ biến này (chiếm hơn 80% các trường hợp) là do các bệnh động mạch lớn ngoài sọ hoặc nội sọ (bệnh van tim và bệnh tim).

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra do vỡ các vi mạch, nguyên nhân chính từ tăng huyết áp mạn tính.

Vì vậy, đột quỵ được xem là tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp và cần có chẩn đoán, điều trị nhanh chóng, kịp thời.

>>> Xem thêm: Khi nào và bao lâu nên tầm soát đột quỵ định kỳ?

2. Yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ là gì?

Yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ bao gồm: thay đổi được và không thể thay đổi.

Thứ nhất, yếu tố nguy cơ đột quỵ không thay đổi được là:

  • Tuổi tác: nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình bạn từng có người bị đột quỵ thì bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng khả năng đột quỵ não
Các yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng khả năng đột quỵ não

Thứ 2, yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được như:

  • Tiền sử đột quỵ: đã từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
  • Tiền sử sức khỏe: Cao huyết áp; tiểu đường; Cholesterol trong máu cao; Bệnh tim: Rối loạn nhịp tim, Khuyết tật van tim; Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh đa hồng cầu.
  • Uống rượu bia: Nguy cơ đột quỵ của bạn tăng lên nếu bạn uống quá nhiều rượu bia.
  • Hút thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào (chủ động hay thụ động) cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nhiều muối, nhiều đường; Chất béo bão hòa; Chất béo chuyển hóa; Cholesterol.
  • Béo phì, ít hoặc không vận động: Không hoạt động hoặc lười vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tốt hơn và rút ​​ngắn thời gian điều trị.

3. Những đối tượng nên tầm soát đột quỵ?

Tầm soát đột quỵ thực chất chính là tầm soát các nguyên nhân, các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ. Do đó, những đối tượng nên tầm soát đột quỵ dưới đây nên đi tầm soát càng sớm càng tốt.

– Thứ nhất, bệnh nhân đã từng bị đột quỵ là ưu tiên hàng đầu của gói tầm soát đột quỵ. Vì điều này sẽ giúp cho họ điều trị dự phòng tái phát đột quỵ sớm hơn.

– Thứ 2, những người từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay còn gọi đột quỵ nhỏ, với các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng sẽ nhanh chóng kết thúc.

Người có yếu tố nguy cơ đột quỵ nên tầm soát càng sớm càng tốt
Người có yếu tố nguy cơ đột quỵ nên tầm soát càng sớm càng tốt

 – Thứ 3, những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như người lớn tuổi (trên 50 tuổi), tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, đau đầu đột ngột kéo dài; những người trẻ bị động kinh, mất ý thức thoáng qua,…

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: Trong thuốc lá có carbon monoxide gây hại cho hệ tim mạch và làm tăng huyết áp, từ đó dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch và gây đột quỵ. Bên cạnh đó, rượu bia cũng có liên quan đến sự tích tụ của mảng bám gây hẹp động mạch, làm giảm lưu lượng máu lên não.
  • Đái tháo đường/tiểu đường: có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường. Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa glucose. Nếu glucose trong máu tăng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đột quỵ.
  • Cao huyết áp: được xem là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ, do khi huyết áp cao thành động mạch sẽ bị tổn thương làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông.
  • Cholesterol cao (mỡ máu cao): làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não, dẫn đến đột quỵ. Chỉ số cholesterol trung bình trong cơ thể là 4-5 mmol/l. Nếu cao hơn mức này, tức là bạn bị cholesterol cao.
  • Bệnh tim mạch: nếu có bệnh lý về tim mạch cần thực tiện tầm soát đột quỵ, vì đối tượng này thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.

– Thứ 4, cho những người đi du lịch xa hoặc đang giữ vị trí quan trọng trong bộ máy cơ quan, nhà nước…

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi thời điểm của cuộc đời, với bất kỳ ai. Vấn đề là phải hiểu về đột quỵ, yếu tố nguy cơ, và những ai phải tầm soát đột quỵ để kịp thời thực hiện và phòng tránh.

4. Thời gian nên đi tầm soát đột quỵ?

Khi đi tầm soát đột quỵ, thông thường bạn sẽ được thăm khám sàng lọc các vấn đề như:

  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm máu kiểm tra công thức máu, đường huyết, mỡ máu và các dấu ấn bệnh lý
  • Điện tim kiểm tra rung nhĩ và chức năng tim
  • Siêu âm tim và động mạch cảnh để kiểm tra các mảng bám, tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch máu não để kiểm tra các tổn thương nhu mô não và tình trạng mạch máu não như hẹp mạch máu não, dị dạng mạch máu não hay túi phình mạch máu não.

Nếu bạn là người có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kể trên, hãy đến cơ sở y tế để thực hiện tầm soát đột quỵ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu bạn vừa trải qua một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Sau khi kiểm tra, nếu bạn sức khỏe tốt, thì chỉ cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Nhưng nếu bị đột quỵ, bạn sẽ cần khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được điều trị nhằm hạn chế đột quỵ tái phát.

Lưu ý, tầm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ nên thực hiện 1 lần/năm và có thể sớm hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Diệu Nhi, benhdotquy.net

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ