Nguy cơ bị đột quỵ do biến chứng huyết áp

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) và là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn cầu. Tăng huyết áp chính là thủ phạm làm gia tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và gây tử vong sớm trên toàn thế giới, cứ 4 nam giới hoặc 5 nữ thì có 1 người bị tăng huyết áp.

18-05-2023 01:12
Theo dõi trên |

Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và rất nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nhiều năm nhưng không hề hay biết, cho đến khi cơ thể gặp những biến chứng nặng nề thậm chí tử vong mới biết bản thân bị tăng huyết áp. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”.

Hình minh họa

Các biến chứng tim mạch: tăng huyết áp khiến việc xơ vữa động mạch nhanh hơn. Từ đó dễ dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần, suy tim tăng gấp 6 lần so với người bình thường.

Các biến chứng về não: tăng huyết áp khiến cơ thể xảy ra tai biến mạch não tăng gấp 7 lần so với người bình thường.

+ Xuất huyết não: khi huyết áp tăng quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực có thể bị vỡ dẫn đến xuất huyết não. Khi đó các mạch máu não bị tổn thương gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, thậm chí bệnh nhân có thể diễn tiến tử vong tùy vào vị trí vị xuất huyết lớn hay nhỏ, và thời gian được đưa đến trung tâm/bệnh viện có cấp cứu đột quỵ.

+ Thiếu máu não: tăng huyết áp làm hẹp động mạch, khiến máu bơm lên não không đủ, chính vì vậy bệnh nhân khi bị tăng huyết áp thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt xây xẩm, hoa mắt thậm chí bất tỉnh.

Các biến chứng về thận: thận có chức năng là màng lọc, giúp thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, thanh lọc cơ thể. Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp, dẫn hẹp mạch máu, khiến chức năng của thận suy yếu từ đó việc thải các chất không cần thiết không còn hiệu quả, dẫn đến các chất thải bị ứ đọng trong cơ thể. Theo thời gian, thận sẽ bị tổn thương và nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ bị suy thận.

Các biến chứng về mắt: tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Các biến chứng về mạch ngoại vi: biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.

Trích: Cẩm nang sức khỏe Phòng chống đột quỵ

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ