Người dân quận Gò Vấp có thể cấp cứu đột quỵ ở đâu?
Gò Vấp là một quận nội thành giáp ranh với quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Hóc Môn và Quận 12. Nếu gặp tình huống đột quỵ nguy hiểm bạn có thể gọi ngay cho trung tâm cấp cứu bằng số 115 hoặc có thể đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất như bệnh viện Quân Y 175 hoặc bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Mục lục
1. Quận Gò Vấp: Cấp cứu đột quỵ ở đâu gần nhất?
1.1. Bệnh viện Quân Y 175
Bệnh viện Quân Y 175 là một trong những bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ nằm trong quận Gò Vấp mà người dân địa phương cần biết đến để có thể giúp bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu nhanh nhất để có thể kịp “giờ vàng”, giúp hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.
Đơn vị Đột quỵ – khoa Nội Thần kinh của Bệnh viện Quân y 175 là một trong những đơn vị được Tổ chức Đột quỵ Thế giới chứng nhận đạt chuẩn vàng trong điều trị đột quỵ. Trong thời gian qua với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ y bác sỹ của nhóm Code Stroke, đã có nhiều bệnh nhân đột quỵ nặng được cứu sống trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh viện Quân y 175 ứng hàng loạt các tiêu chí khắt khe trong điều trị đột quỵ như: thời gian từ khi người bệnh nhập viện đến khi được điều trị tái thông mạch máu là dưới 60 phút, tỷ lệ điều trị tái thông 5-15% trong tổng số bệnh nhân nhập viện; tỷ lệ bệnh nhân được chụp MRI/CT Scanner trên 85%…
Ngoài ra, bệnh viện cũng phải đạt các tiêu chí về tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu khi xuất viện; tỷ lệ bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông khi xuất viện; tỷ lệ bệnh nhân được tầm soát rối loạn chức năng nuốt tại đơn vị đột quỵ; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại đơn vị đột quỵ hoặc phòng hồi sức tích cực. Đặc biệt, Bệnh viện Quân y 175 là một trong số ít các bệnh viện trên cả nước duy trì được chất lượng Vàng trong 6 quý liên tiếp.
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, Bệnh viện chủ động phối hợp với các đơn vị bạn, đơn vị tuyến dưới trong việc tiếp nhận ca đột quỵ. Do đó, việc tiếp nhận bệnh nhân, xử trí cấp cứu, chẩn đoán và điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian điều trị, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị phục hồi tốt trong khung giờ vàng ngày càng được nâng lên.
Bệnh viện Quân Y 175 là bệnh viện thuộc quận Gò Vấp có khả năng cấp cứu đột quỵ.
Bệnh viện Quân Y 175
Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM
Hotline: 19001175
1.2. Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Bình Thạnh là một quận giáp ranh với quận Gò Vấp. Chính vì thế, người dân quận Gò Vấp cũng có thể gọi đến bệnh viện Nhân dân Gia Định tại quận Bình Thạnh trong trường hợp nguy cấp cần cấp cứu đột quỵ.
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một trong ba nơi đầu tiên tại TP HCM sử dụng thuốc tiêu sợi huyết rTPA để điều trị đột quỵ. Năm 2020, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.600 bệnh nhân đột quỵ, khoảng 16% bệnh nhân đến trong thời gian vàng, được điều trị tái thông kịp thời, cứu được não, hồi phục tốt. Năm 2019, tỉ lệ này là 13%.
Năm 2021, Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) cũng trao chứng nhận chất lượng điều trị vàng cho Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP HCM. WSO vinh danh các trung tâm đột quỵ theo ba tiêu chuẩn gồm vàng, bạch kim và kim cương. Tổ chức này đánh giá chất lượng điều trị đột quỵ theo từng quý.
Người dân quận Gò Vấp có thể gọi đến bệnh viện Nhân dân Gia Định để cấp cứu đột quỵ.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TPHCM
Số điện thoại: 028 38 412 692
Email: info@bvgiadinh.org.vn
>>> Xem thêm: TPHCM: Ở Quận 8 bị đột quỵ đến bệnh viện nào cấp cứu?
2. Các triệu chứng đột quỵ phổ biến nhất
Làm thế nào để bạn biết nếu ai đó đang bị đột quỵ? Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ ở cả nam giới và phụ nữ:
- Tê yếu: Bạn có thể đột nhiên cảm thấy yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân.
- Nói khó: Bạn có thể gặp khó khăn khi nói chuyện. Lời nói của bạn có thể bị nói ngọng hoặc bạn có thể không nói được gì cả.
- Khó hiểu lời nói người khác: Bạn có thể trở nên bối rối và khó hiểu những gì mọi người đang nói với bạn.
- Các vấn đề về thị lực: Bạn có thể bị song thị hoặc khó nhìn ra một hoặc cả hai mắt.
- Chóng mặt: Bạn có thể cảm thấy chóng mặt và khó giữ thăng bằng và phối hợp.
- Đau đầu: Bạn có thể bị đau đầu đột ngột, giống như một tia chớp. Đau đầu dữ dội của bạn có thể kèm theo nôn mửa.
Cách tốt để nhận ra các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là dựa vào quy tắc FAST:
- F là khuôn mặt: Xem liệu một bên mặt có bị xệ xuống khi bạn yêu cầu người đó cười không.
- A là cho cánh tay: Khi cố gắng nâng cao cả hai cánh tay, một cánh tay có bị rơi xuống phía dưới không?
- S là lời nói: Người nói có rõ ràng không hay đang nói lắp?
- T là thời gian: Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, ngay lập tức đến bệnh viện để đánh giá. Người được điều trị càng sớm thì nguy cơ tổn thương vĩnh viễn càng thấp.
Hãy nhớ rằng có thể bị đột quỵ kèm theo một số nhưng không phải tất cả các triệu chứng đột quỵ này. Mặt khác, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn đang bị đột quỵ. Đôi khi đó là chứng đau nửa đầu hoặc một số vấn đề khác. Vì vậy, bạn nên đến phòng cấp cứu và được kiểm tra. Bạn không bao giờ muốn tự chẩn đoán, đưa ra hậu quả.
>>> Xem thêm: TPHCM: Ở Quận 7 bị đột quỵ đến bệnh viện nào cấp cứu?
3. Những sai lầm nào cần tránh khi sơ cứu đột quỵ tại nhà?
Khi thấy người thân hoặc ai đó bị đột quỵ, bạn tuyệt đối không thực hiện theo những biện pháp sơ cứu dân gian truyền miệng sau:
– Không được tự ý bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ… Các bác sĩ cho biết những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
– Không cho bệnh nhân ăn uống bởi điều này có thể làm bệnh nhân hít sặc vào phổi dẫn đến tử vong.
– Không được dùng thuốc Aspirin.
– Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não thì khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn cho bệnh nhân.
Anh Thi – Benhdotquy.net
- Từ khóa:
- bệnh viện cấp cứu đột quỵ
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định
- bệnh viện quân y 175
- cấp cứu đột quỵ quận Gò Vấp
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim