Đường tự do – “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Một nghiên cứu mới được công bố trên BMC Medicine, cứ tăng 5% tổng lượng calo của một người dùng đường tự do, họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 6% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 10%.

24-05-2023 23:54
Theo dõi trên |

Tại sao đường tự do có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ?

Theo Thomas F. Boyden, MD, giám đốc chương trình tim mạch dự phòng tại Corewell Health, đường tự do hay carbohydrate đơn giản là loại đường được chuyển hóa thành glucose, một loại đường trong cơ thể chúng ta. Glucose được sử dụng cho năng lượng tế bào hoặc được lưu trữ trong cơ thể tại các tế bào mỡ hoặc tế bào gan để sử dụng khi chúng ta không có thức ăn. Chế độ ăn nhiều đường tự do hoặc carbohydrate đơn giản làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tích trữ chất béo và các biến chứng chuyển hóa.

Hình minh họa

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đặc biệt cảnh báo về việc bổ sung quá nhiều đường trong chế độ ăn uống của bạn, lưu ý rằng nó có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn đối với:

– Bệnh tim mạch

– Các vấn đề về nhận thức, bao gồm chứng mất trí nhớ

– Ung thư ruột kết

– Các loại bệnh tiểu đường (type 2 hoặc tiền tiểu đường)

– Huyết áp cao

– Bệnh thận

– Bệnh gan

– Béo phì

– Ung thư tuyến tụy

– Tổn thương võng mạc, cơ và thần kinh

Theo Dietitian Jessica Cording – Chuyên gia dinh dưỡng, đường tác động đến trái tim của bạn theo một số cách khác nhau. Một là thực phẩm nhiều đường có thể lấn át các thực phẩm lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống của bạn. Đường cũng liên quan trực tiếp đến bệnh tim. Nó có thể gây viêm cơ thể, căng thẳng cho tim và mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết quả nghiên cứu đến từ Jim Liu, MD, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio, lượng đường cao làm tăng khả năng mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ như: béo phì, một số loại bệnh tiểu đường và tăng chất béo trung tính.

Theo Deborah Cohen, RDN, DCN, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng Phòng ngừa và Lâm sàng tại Đại học Rutgers, béo phì cũng góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ và huyết áp.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đẩy lùi tiền tiểu đường hiệu quả

Lượng đường tối đa được nạp vào cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ khuyên bạn không nên nạp quá 10% lượng calo hàng ngày từ đường tự do. Vì vậy, nếu ăn theo chế độ 2.000 calo, thì lượng đường bạn được phép nạp vào cơ thể không vượt quá 200 calo (khoảng 50 gam) đường mỗi ngày.

Tiến sĩ Boyden cũng khuyến nghị tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng. Tránh các loại carbohydrate đơn giản làm tăng lượng đường trong máu, gây tăng cân, tăng viêm và thúc đẩy các yếu tố nguy cơ chuyển hóa như: đái tháo đường, chất béo trung tính cao, huyết áp cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

benhdotquy.net

Nguồn: Prevention

Người phụ nữ đột quỵ nhồi máu não sau 2 tuần sinh con

Người phụ nữ đột quỵ nhồi máu não sau 2 tuần sinh con

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa thông tin tiếp nhận và cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân 35 tuổi, hiện đã qua cơn nguy kịch và phục hồi nhanh chóng.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ