Đường huyết tăng cao sau Tết, cần làm gì?

Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 gần 6 năm nay. Trong khoảng thời gian tết tôi kiểm tra thì đường huyết của tôi không ổn định, có lúc lên đến 15.3 mmol/L, khi đo sau khi ăn 2 tiếng. Mặc dù dịp Tết tôi vẫn dùng thuốc đầy đủ kiêng rượi bia và đồ uống có ga. Cho tôi hỏi nên làm gì khi đường huyết tăng cao sau các dịp tiệc tùng như Tết như thế? Tôi xin cảm ơn bác sĩ. (Trần Như Quân, 61 tuổi)

15-02-2022 20:10
Theo dõi trên |

Đường huyết tăng cao sau Tết, cần làm gì? – Ảnh minh hoạ

Bạn thân mến,

Với câu hỏi làm gì khi đường huyết tăng cao sau tiệc tùng, lễ Tết, tư vấn viên xin được giải đáp như sau:

Không chỉ đồ ăn có vị ngọt mà những thực phẩm như cơm, bánh chưng, một số đồ hộp, kể cả bia vẫn chứa nhiều carbohydrate làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, dịp này mọi người cũng thường bỏ qua việc vận động thể chất, rất dễ làm đường huyết và cân nặng tăng.

Không rõ trước đây kết quả kiểm soát đường huyết của bạn như thế nào, cân nặng bác hiện tại ra sao, nhưng chỉ số đường huyết 15.8 mmol/L sau ăn 2 giờ là cao. Trước hết, bạn nên cắt giảm lượng carbohydrate và đường có nhiều trong các thực phẩm như cơm trắng, bánh kẹo, xôi, bánh chưng, bánh ngọt…; chỉ uống tối đa 2 lon bia mỗi ngày. Đồng thời, hãy tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, cải bắp,… Mỗi bữa, bác hãy ăn rau trước, thức ăn sau và ăn cơm cuối cùng. Bạn phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, đúng giờ, đúng khối lượng, tránh bỏ bữa hoặc ăn vặt. Đảm bảo uống đủ nước, trung bình là từ 1,5-2L nước mỗi ngày, chỉ nên uống nước lọc hoặc nước trà loãng thay vì các loại nước khác có chứa đường và calo.

Đồng thời, bác nên đo đường huyết mỗi ngày và ghi lại chỉ số đường huyết vào một cuốn sổ để theo dõi. Nếu đã điều chỉnh sinh hoạt mà sau vài ngày con số này vẫn cao thì nên đi khám lại để bác sĩ điều chỉnh thuốc tiểu đường cho phù hợp nhé!

Ngoài ra, với câu hỏi cần làm gì khi đường huyết tăng cao, bạn cần lưu ý dù là dịp tết hay thời điểm nào cũng nên dành thời gian thường xuyên tập thể dục vừa sức, ít nhất là 150 phút/tuần (3 lần/tuần). Bạn có thể chọn một số bài tập như đi bộ, đạp xe,… Để ngủ ngon hơn và không bị tình trạng stress khiến đường huyết không ổn định, bạn cũng có thể thử tham gia khóa học yoga hoặc ngồi thiền nhé!

Trân trọng!

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ