Đột quỵ tái phát: Mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam từng chia sẻ tại Hội Đột quỵ TPHCM 2020, 100% bệnh nhân đột quỵ cần điều trị phòng ngừa, bởi nếu không phòng ngừa tốt thì chúng ta sẽ phải lãnh gánh nặng đột quỵ cấp. Do vậy việc điều trị phòng ngừa luôn luôn quan trọng.
Mục lục
Sự nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ não là bệnh không lây nhiễm thường gặp. Theo con số thống kê, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, và giống như các bệnh mạn tính khác, con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não: (Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)
Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ.
Người bệnh đột quỵ sau khi được điều trị, sự phục hồi ở những bệnh nhân này có thể một phần hoặc hoàn toàn. Điều này tùy thuộc vào mạch máu não bị tắc, thời gian bệnh nhân được đưa đi cấp cứu, xử trí cấp cứu và chăm sóc sau đột quỵ.
Trong trường hợp nặng thì bệnh nhân có thể tử vong hoặc bị di chứng nặng nề và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Các trường hợp nặng là những bệnh nhân bị nhồi máu não hoặc xuất huyết não với kích thước quá lớn hoặc xảy ra ở các vị trí quan trọng.
Một điều đặc biệt, người bệnh đột quỵ đã hồi phục, sau 5 năm vẫn có nguy cơ tái phát.
Xem thêm: Ngăn ngừa đột quỵ tái phát bằng cách ăn uống lành mạnh
Đột quỵ có thể tái phát sau bao lâu so với lần mắc đầu?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người sau khi bị đột quỵ thì nguy cơ tái phát thường rất cao, nhất là trong 3 tháng đầu kể từ ngày bị đột quỵ lần đầu tiên. Theo ước tính, đột quỵ có tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên.
Trong đó, nếu đột quỵ do các nguyên nhân thuộc nhóm nguy hiểm thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Các ghi nhận cho thấy, ở người bệnh xơ vữa nặng các động mạch não, nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% ngay trong năm đầu tiên.
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Mỹ (NINDS), có khoảng 200.000 ca đột quỵ mỗi năm xảy ra ở những người trước đó từng bị đột quỵ. Bởi vậy, phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ tái phát là rất quan trọng.
Làm thế nào để dự phòng đột quỵ tái phát?
Dự phòng tái phát đột quỵ là các biện pháp tối ưu hoá điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ não, các nguy cơ biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, tắc mạch hoặc tử vong nguyên nhân mạch máu và ngăn chặn biến chứng.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh nói chung và người bệnh đột quỵ cần phải tuân thủ thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc của người bệnh đột quỵ có thể bao gồm thuốc giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, thuốc chống kết hợp tiểu cầu, kháng đông và các thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác. Tái khám đúng lịch và tuân thủ liệu trình, đặc biệt không tự ý thêm, bớt liều thuốc, vì điều này có thể khiến các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát tốt, dẫn đến đột quỵ quay lại.
Xem thêm: Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ tái phát?
Kiểm soát và điều trị các bệnh lý nền
Nếu người bệnh có các bệnh lý nền là yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao… thì việc kiểm soát, điều trị các bệnh lý nền theo hướng dẫn của bác sĩ là điều rất quan trọng để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Đối với người tăng huyết áp đã trải qua cơn đột quỵ, cần được bác sĩ và người nhà theo dõi huyết áp sát sao. Việc này giúp huyết áp của người bệnh luôn được đảm bảo dưới ngưỡng tối đa và hạn chế đột quỵ. Bởi vì khi huyết áp tăng cao, người bệnh sẽ không cảm nhận được dấu hiệu đột quỵ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và đo huyết áp hàng ngày.
Đối với người bệnh đái tháo đường, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần so với bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ mắc các bệnh khác như tăng huyết áp, béo phì… nên cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, để làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế biến chứng của bệnh có nguy cơ gây ra đột quỵ.
Ngoài bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp thì rung nhĩ cũng là nguy cơ gây nên đột quỵ
Rung nhĩ là một bệnh lý rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Ước tính trong 4 người trên 40 tuổi thì có 1 người bị rung nhĩ.
Đột quỵ là biến chứng hàng đầu của rung nhĩ. Bệnh nhân rung nhĩ khi bị đột quỵ sẽ có tiên lượng nặng nề hơn, tỉ lệ di chứng và tử vong cao hơn.
Hầu hết các trường hợp đột quỵ do rung nhĩ có thể điều trị phòng ngừa một cách hiệu quả.
Hiện tại thuốc kháng đông là một trong những nhóm thuốc điều trị phòng ngừa đột quỵ hiệu quả ở các bệnh nhân rung nhĩ.
Cần tránh khói thuốc lá, rượu bia: Người bệnh đột quỵ cần bỏ thuốc lá và tránh xa rượu bia… vì đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Theo nghiên cứu, khói thuốc làm tăng quá trình xơ vữa động mạch và khiến máu dễ đông hơn. Tương tự, bia rượu làm tăng nồng độ Triglycerid trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, bia rượu còn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
Thay đổi thói quen, có lối sống khoa học
Người bệnh đã từng trải qua cơn đột quỵ cần thay đổi thói quen không lành mạnh, có lối sống khoa học để dự phòng cơn đột quỵ tái phát. Cụ thể, người bệnh cần có chế độ ăn uống và vận động thể dục thể thao.
Cần ăn nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Trong đó ưu tiên hoa quả, rau xanh, hải sản, thịt nạc, ngũ cốc hạt và chất xơ. Cần ăn nhiều cá, nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Các loại cá tốt cho sức khỏe là cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… Cần hạn chế đồ ăn có chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường. Giảm muối ăn các món kho mặn, vì ăn quá mặn sẽ làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, thường xuyên luyện tập thể dục giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và giảm nguy cơ đột quỵ. Tập luyện thể thao cũng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và tinh thần. Các vận động được ưu tiên là đi bộ, chạy, bơi lội, yoga, dưỡng sinh…
Lắng nghe cơ thể và không bỏ sót những triệu chứng dù nhỏ nhất cũng là một điều quan trọng để tránh đột quỵ cũng như các bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhiều trường hợp trước khi khởi phát cơn đột quỵ, bệnh nhân có các dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não) như đau đầu, chóng mặt, đột ngột nhìn mờ… nhưng không đi khám để chẩn đoán, điều trị. Đến khi bệnh tiến triển, gây biến chứng đột quỵ thì hậu quả sẽ khôn lường.
Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) xảy ra khi một phần của não bộ bị tổn thương do mất đi nguồn nuôi dưỡng. Theo các chuyên gia y tế, sau khi xảy ra cơn đột quỵ lần đầu, nguy cơ tái phát sẽ rất cao; đặc biệt là khi lần đầu tiên không được phát hiện và khi người bệnh không chú ý kiểm soát, điều trị các bệnh lý nền.
- Từ khóa:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim