Chồng cũ Phi Thanh Vân qua đời vì đột quỵ

Chồng đầu tiên của Phi Thanh Vân – doanh nhân Thierry Blanc – ra đi sau cơn đột quỵ hôm 15/3, hưởng dương 55 tuổi.

16-03-2022 09:41
Theo dõi trên |

Nhận tin dữ từ cơ quan công an thành phố Thủ Đức lúc 1h ngày 16/3, Phi Thanh Vân nuốt nghẹn: “Hiện tại vẫn đang chờ khám nghiệm và phải chờ anh chị bên kia về vì anh ấy là người nước ngoài. Hai năm qua tin buồn liên tục, tôi chỉ còn biết khóc và niệm Phật thôi”

Phi Thanh Vân đau buồn khi chồng cũ Thierry Blanc đột ngột qua đời

Nữ diễn viên Cô gái xấu xí tâm sự, ở tuổi 55, Thierry Blanc rất phong độ, khỏe mạnh nhờ chăm tập thể dục và giữ gìn sức khỏe. “Anh luôn rất chu đáo về chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ điều độ. Anh đã dạy tôi rất nhiều về những việc ấy, vậy mà cơn đột quỵ quái ác đã cướp mất sinh mệnh anh như cách nó đã làm với cha anh. Anh còn trẻ và phong độ với bao nhiêu công việc kinh doanh đang dang dở”, cô nói.

Chồng cũ hơn Phi Thanh Vân 15 tuổi, là doanh nhân quốc tịch Pháp, sống và làm việc ở Việt Nam. Thierry Blanc trải qua một đời vợ, có hai con riêng trước khi kết hôn với Phi Thanh Vân năm 2008. Cặp vợ chồng chung sống hạnh phúc được bốn năm, đến năm 2012 thì kết thúc. Họ không có con chung, giữ được mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay.

Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm nhất

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 55 tuổi.

Biết được những dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau cơn đột quỵ, đặc biệt là giảm nguy cơ tử vong. Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ “ghé thăm”:

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

>>> Cách khám nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  • Face (Khuôn mặt):Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  • Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  • Speech (Lời nói):Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  • Time (Thời gian):Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

T.N

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ