Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà, phòng ngừa đột quỵ
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của bệnh đột quỵ. Bệnh lý này có diễn tiến âm thầm cho đến khi cơ thể gặp biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vọng. Đó là lý do tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy, cần chăm sóc bệnh nhân đúng cách để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà như thế nào?
Cho bệnh nhân hiểu được tình trạng bệnh của mình và nắm rõ những việc nên làm, không nên làm.
Chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học và đúng cách: bổ sung vitamin, giảm lượng muối và chất béo, tăng khẩu phần rau củ, trái cây.
Cần giải thích rõ ràng việc điều trị bệnh tăng huyết áp cần một quá trình lâu dài, kiên nhẫn và bệnh nhân phải tuân thủ đúng các yêu cầu trong quá trình chữa bệnh.
Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi huyết áp và các tác dụng phụ của thuốc.
Chế độ ăn uống phù hợp
Người bệnh cần hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối, dưa muối, cà muối; giò, chả, pate, phủ tạng động vật, mỡ động vật. Thay vì đó, nên dùng các món ăn chế biến từ cá hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người THA.
Kiểm soát huyết áp để phòng ngừa đột quỵ
Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp kiểm soát HA ở người THA: Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 2,3 gam muối/người trưởng thành (một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm HA 2-8 mmHg.
Hạn chế các thức ăn kích thích. Đối với nam giới nên uống không quá 2 đơn vị rượu hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày. (Lưu ý: một đơn vị rượu tương đương 1 ly bia hoặc 1 ly 30ml rượu mạnh).
Bổ sung kali. Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang (thận trọng khi có suy thận).
Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và tăng dần tốc độ hoặc thời gian tập. Khi tập luyện bắt đầu cho ta cảm giác dễ chịu, cần tăng dần thời gian chạy đến 20-30 phút/ngày.
Xem thêm: Gây mê cho bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý những gì?
Không tự tiện dùng thuốc và ngưng thuốc
Người bệnh tăng huyết áp uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc. Tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều chỉnh kịp thời chế độ điều trị. Điều quan trọng chính là bệnh nhân cần phải kiên trì, tuân thủ khi điều trị tránh dùng thuốc theo kiểu “tăng thì uống, xuống thì ngưng”.
Có thói quen theo dõi mức huyết áp
Người bệnh nên được đo huyết áp hàng ngày hoặc khi có dấu hiệu bất thường như nhức đầu, mỏi gáy, đau tức ngực…
Lưu ý khi đo huyết áp: đo sau khi nằm hay ngồi nghỉ ngơi từ 3-5 phút. Trước khi đo huyết áp 30 phút người bệnh huyết áp không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá.
Người bệnh phải có sổ theo dõi huyết áp chi tiết, ghi lại số đo huyết áp mỗi ngày, các triệu chứng bất thường, thời điểm thuốc uống trong ngày. Đưa sổ này cho bác sĩ điều trị mỗi lần tái khám để đảm bảo quy trình điều trị.
Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ho khan, phù, tụt huyết áp… người bệnh cần ngưng thuốc và cần sự tư vấn bác sĩ.
Trích: Cẩm nang sức khỏe Phòng chống Đột quỵ
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S cần Thơ

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim