7 bước chăm sóc bàn chân đái tháo đường hàng ngày
Bàn thân đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm và phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Một bệnh nhân có biến chứng bàn chân đái tháo đường nếu không được chăm sóc kỹ vết thương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cắt cụt chi và thậm chí tử vong. Dưới đây là hướng dẫn 7 bước chăm sóc bàn thân đái tháo đường hàng ngày, chích từ cuốn Cẩm nang sức khỏe Phòng chống Đột quỵ.
Bước 1: Kiểm tra bàn chân mỗi tối trước khi ngủ
Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để kiểm tra bàn chân, kẽ ngón chân xem có vết xướt, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay vết đau… nào không.
Nếu không thể tự kiểm tra, có thể nhờ người thân hỗ trợ, điều này sẽ giúp phát hiện sớm những tổn thương và nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Bước 2: Rửa chân hàng ngày
Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng).
Rửa bằng nước ấm và xà bông trung tính, không ngâm chân quá 5 phút.
Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân, có thể dùng bột talc (phấn bảo vệ da) để chống ẩm, chống nấm. Nếu da chân bị khô có thể dùng kem làm ẩm để bôi (không bôi vào kẽ ngón chân).
Bước 3: Phòng tránh bỏng da chân
Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá, cũng không lạnh quá, khoảng 40℃ là tốt nhất.
Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng, xông hơi bàn chân bằng nước nóng, ngâm chân trong nước nóng, đốt lá ngải hơ chân, đắp chăn điện… vì dễ gây bỏng da.
Thoa kem chống nắng lên vùng da để trần khi đi nắng.
Bước 4: Đến gặp bác sĩ
Nếu có tổn thương như loét chân, vết chai, móng quặp, nấm móng… cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị kịp thời để nhằm hạn chế các biến chứng khó lường khác.
Bước 5: Chăm sóc móng chân
Không để móng chân quá dài.
Cách cắt móng chân:
– Nếu mắt kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân
– Cắt móng chân ngay sau khi tắm hoặc ngâm móng chân bằng nước trước khi cắt, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt
– Cắt móng chân theo đường ngang. Dùng dũa để dũa các móng sắc nhọn và những cạnh khô ráp
– Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc quanh da móng
Bước 6: Mang giày, vớ phù hợp với bàn chân
Nên chọn vớ:
– Chất liệu từ len hoặc cotton
– Vớ có độn bông
– Mũi vớ không chật
– Đường may nổi không thô, ráp
– Không nên mang vớ cao đến đầu gối
Cách chọn giày dép:
– Mua vào buổi chiều
– Đo cả hai chân
– Đứng thử giày
– Đi giày từ từ
– Không bao giờ đi giày mới cả ngày, những ngày đầu không mang quá 1 giờ/ngày
– Mũi giày rộng và sâu
– Đế cao su dày
– Gót không cao
– Đệm gót chắc chắn
– Buộc dây hoặc băng dán
– Lót trong nhẵn
Bước 7: Giữ cho mạch máu được lưu thông
Không bắt chéo chân trong thời gian dài
Không đi những đôi vỡ chật hoặc có viền thun ôm quanh cổ chân
Hãy cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chan như đi bộ, đạp xe…
Nếu được, bệnh nhân nên học cách bắt mạch bàn chân (mạch mu chân) để đánh giá tưới máu bàn chân nếu mạch đập yếu, không bắt được hoặc có dấu hiệu đi cách hồi (đi một đoạn ngắn vài trăm mét có thể sẽ bị tê chân, cóng chân, mỏi chân không thể đi được, ngồi nghỉ 5-10 phút sau đó có thể đi lại một đoạn ngắn…).
Đây là dấu hiệu sớm, rất quan trọng để phát hiện kịp thời thiếu máu bàn chân trên người bệnh tiểu đường nhiều năm. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh tiểu đường phải khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mạch máu chân.
Theo Cẩm nang sức khỏe Phòng chống Đột quỵ
- Từ khóa:
Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao do ô nhiễm không khí
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi video sau để hiểu rõ nguyên nhân.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim