5 triệu chứng về cục máu đông đang “ẩn nấp” trong cơ thể bạn

Cục máu đông hay bệnh huyết khối là một trong những “hung thần” đối với sức khỏe. Bởi chúng sẽ dẫn đến những nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, mạch máu não, đặc biệt là đột quỵ.

03-05-2022 11:17
Theo dõi trên |

1. Cục máu đông là gì?

Cục máu đông (hay còn gọi là huyết khối) được mô tả như những khối thạch máu, thường được tìm thấy ở các động mạch và tĩnh mạch trong các cơ quan não, tim, bụng, phổi, các chi của cơ thể.

Các chuyên gia cho biết, cục máu đông được gây ra bởi sự gia tăng độ nhớt của máu hoặc giảm độ đàn hồi của mạch máu, khiến tốc độ dòng máu bị chậm lại. Theo đó, máu sẽ lắng đọng dần dần trong mạch máu để tạo ra sự thuyên tắc làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu của các mô và cơ quan khác nhau.

Cục máu đông hay huyết khối thường có hai loại là huyết khối trắng và huyết khối đỏCục máu đông hay huyết khối thường có hai loại là huyết khối trắng và huyết khối đỏ

Việc xuất hiện cục máu đông đem lại hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

– Rối loạn chức năng tim mạch

– Huyết áp cao

– Cản trở cung cấp máu cục bộ

– Đe dọa tính mạng.

»»» Xem thêm: Những dấu hiệu đột quỵ bạn cần lưu ý

2. Cục máu đông nguy hiểm thế nào?

2.1. Ảnh hưởng đến não

Nếu huyết khối làm thuyên tắc mạch máu não sẽ gây ra tình trạng đột quỵ. Lúc này, chức năng mô não của người bị thương sau đột quỵ khó có thể phục hồi. Đồng thời, khả năng tự chăm sóc cho bản thân bị giảm, trí nhớ suy giảm và trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Cục máu đông ở não có thể gây đột quỵCục máu đông ở não có thể gây đột quỵ

2.2. Ảnh hưởng đến tim

Động mạch vành là con đường duy nhất để cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho tim. Các chuyên gia cho biết, mạch máu sẽ ảnh hưởng đến tim khi xuất hiện huyết khối. Tương tự đột quỵ, vùng tim của người bệnh cũng sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy và cuối cùng gây ra chứng nhồi máu cơ tim.

2.3. Ảnh hưởng đến phổi

Những người có huyết khối gây ra tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch sâu thường gặp phải bệnh cảnh tắc mạch phổi khi máu chảy đến phổi. Theo đó, hiện tượng nhồi máu phổi sẽ xảy ra và có thể dẫn khiến bệnh nhân tử vong vì suy hô hấp và tuần hoàn.

2.4. Ảnh hưởng đến thận

Khi các mạch máu ở thận bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và nhiều vấn đề chuyển hóa thận sẽ xảy ra. Theo đó, tình tạng này có thể khiến bệnh nhân bị suy thận.

»»» Xem thêm: Thiểu năng tuần hoàn não: Biểu hiện của đột quỵ tiềm ẩn

3. Triệu chứng cảnh báo cục máu đông

Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể có cục máu đông hình thành.

3.1. Đột ngột đau đầu dữ dội

Cơn đầu dữ dội xảy ra khi bạn có các cục máu đông lớn làm tắc nghẽn các  mạch máu chính.

Bên cạnh đau đầu, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng kèm theo như: co giật, ngất, hôn mê,… Nếu xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần được chăm sóc y tế kịp thời, càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đang có các cục máu đông lớn thì các mạch máu chính sẽ bị chặn, từ đó xuất hiện những cơn đau dữ dộiNếu bạn đang có các cục máu đông lớn thì các mạch máu chính sẽ bị chặn, từ đó xuất hiện những cơn đau dữ dội

3.2. Phù nề tay chân

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chứng phù ở chân và cánh tay có thể liên quan đến bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nguyên nhân gây ra biểu hiện này do quá trình máu di chuyển và quay trở lại tim từ các chi bị cản trở khiến chân tay bị sưng.

3.3. Bàn tay và bàn chân lạnh

Nếu cục máu đông nằm ở vị trí  thấp, nó sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho bàn chân và vùng thân dưới. Lúc này, bàn chân bị thiếu máu cục bộ nên sẽ lạnh, tê. Biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn nếu người bệnh đi bộ nhiều.

3.4. Rơi vào trạng thái không ổn định

Các cục máu đông ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não có thể khiến chức năng não hoạt động không ổn định. Do đó, người bệnh có thể sẽ cảm thấy bị chóng mặt và tốc độ phản ứng giảm. Lúc này, điệu bộ và trạng thái của bệnh nhân cũng sẽ rơi vào trạng thái không ổn định.

3.5. Đột nhiên chóng mặt

Xây xẩm, chóng mặt, choáng váng là một trong những biểu hiện rõ ràng của bệnh huyết khối. Các chuyên gia giải thích, tình trạng này xảy ra khi một phần của cục máu đông xuất hiện trong các mạch máu của não khiến việc cung cấp máu lên não bị ảnh hưởng.

Thông thường, những triệu chứng này sẽ xảy ra sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng. Bởi sau một đêm ngủ, lưu lượng máu hoạt động chậm lại tạo cơ hội để huyết khối hình thành.

Choáng váng, chóng mặt là một trong những triệu chứng rõ ràng của bệnh huyết khốiChoáng váng, chóng mặt là một trong những triệu chứng rõ ràng của bệnh huyết khối

»»» Xem thêm: Chớ chủ quan nếu bị xây xẩm chóng mặt khi trời lạnh

4. Làm sao để phòng ngừa cục máu đông?

Theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa có biện pháp y tế nào giúp ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối. Song, nếu chúng ta sử dụng thuốc kết hợp cùng lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh, có khoa học thì sẽ giảm được nguy cơ. Chẳng hạn như:

– Người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông theo chỉ định của bác sĩ nếu có tiền sử bệnh huyết khối.

– Chuyển sang chế độ ăn nhạt, ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi

– Thường xuyên tập thể dục, thể thao mỗi ngày, ít nhất 150 phút mỗi tuần. Các môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp…

– Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá.

– Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Anh Thi – Benhdotquy.net

Khoảnh khắc nữ điều dưỡng cấp cứu một du khách nước ngoài tại nhà hàng ở Đà Nẵng

Khoảnh khắc nữ điều dưỡng cấp cứu một du khách nước ngoài tại nhà hàng ở Đà Nẵng

Trong lúc cùng bạn đến ăn tối tại một nhà hàng, nữ điều dưỡng đang công tác tại Bệnh Bạch Mai thấy người khách bàn bên cạnh có dấu hiệu ngã gục khi rời bàn ăn.Ngay lập tức, cô kéo người đàn ông này từ tay vợ, đặt xuống sàn và ép tim ngoài lồng ngực liên tục.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ