Có phải cứ hẹp mạch vành là cần phải đặt stent?

Chào BS,

Thưa BS, có phải cứ hẹp động mạch vành là cần phải đặt stent hay không? Số lượng stent phụ thuộc vào những yếu tố nào ạ? Mong nhận được sự tư vấn, em xin cảm ơn.

(Tiến Lực – Đồng Tháp)

07-05-2024 10:35
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Quan niệm “cứ hẹp động mạch vành là cần phải đặt stent”, điều này hoàn toàn không đúng. Điều cơ bản trong điều trị bệnh mạch vành vẫn là điều trị nội khoa, chỉ một số trường hợp cần phải can thiệp đặt stent cho bệnh nhân hoặc phải thực hiện mổ bắcầu.

Ví dụ những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân nhập viện với cơn đau ngực dữ dội, khi thực hiện xét nghiệm, phát hiện người bệnh bị nhồi máu cơ tim và tắc hoặc hẹp nặng động mạch vành, những trường hợp này bắt buộc phải can thiệp đặt stent và tái thông nơi bị hẹp/tắc đó với mục tiêu là cứu sống người bệnh. Vì nếu không giải quyết chỗ bị tắc, sẽ gây ra các biến chứng cho bệnh nhân.

Một trong những điểm mấu chốt cho sự thành công về can thiệp, cấp cứu là người bệnh phải đến sớm để có thể cấp cứu kịp thời trong giờ “vàng”. Giờ “vàng” là khoảng thời gian cho phép bác sĩ can thiệp để có thể cấp cứu vùng cơ tim cũng như tính mạng của người bệnh. Có một số trường hợp về nhồi máu cơ tim, tắc động mạch vành khi đến viện quá muộn, mất đi thời gian “vàng” khiến cho việc can thiệp mạch vành giảm hiệu quả hoặc đôi khi các bác sĩ không còn chỉ định để thực hiện can thiệp.

Ở trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn, không phải trường hợp hẹp động mạch nào cũng có chỉ định can thiệp đặt stent động mạch vành. Thực tế chỉ cho phép can thiệp đặt stent trong bệnh mạch vành mạn ở một số tình huống, ví dụ bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính có đau ngực, đã được điều trị bởi những loại thuốc tối đa nhưng bệnh nhân vẫn còn đau ngực, lúc này các bác sĩ sẽ cho phép thực hiện can thiệp để tái thông tại vị trí đó.

Trong một số trường hợp bệnh mạch vành mạn, tuy nhiên chỗ hẹp là những vị trí rất quan trọng, ví dụ hẹp ở vị trí thân trung động mạch vành trái hay hẹp ở đoạn đầu của động mạch vành lớn, khi can thiệp sẽ mang lại hiệu quả là phòng ngừa những biến cố về sau cũng sẽ cho phép can thiệp động mạch vành.

Qua đó, cho thấy không phải trường hợp nào hẹp động mạch vành cũng cần phải can thiệp đặt stent, mà trong những trường hợp bệnh lý ổn định, mạch vành mạn tính, các bác sĩ sẽ phải suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân.

Thân mến!

TS.BS Trần Hòa – Phó trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ