Ưu và nhược điểm của các loại stent điều trị hẹp động mạch vành phổ biến hiện nay?

Chào BS,

Hiện nay các loại stent phổ biến để điều trị hẹp động mạch vành gồm có những loại nào, thưa BS? Ưu và nhược điểm của mỗi loại stent này là gì ạ? Mong nhận được giải đáp từ BS. Em xin cảm ơn ạ.

(Lê Quang – Bến Tre)

08-05-2024 11:16
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều các loại stent, vì vậy các bác sĩ cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn để phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Đường kính lớn nhất của một loại stent khoảng 5 – 6mm. Có một số loại stent có đường kính nhỏ 2.25mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm.

Mỗi loại stent cũng sẽ khác nhau về khung stent, hầu hết các loại stent hiện đại ngày nay được làm bằng kim loại quý, có thể bằng coban crom hoặc platinum, tuỳ vào từng loại stent sẽ có chất liệu khác nhau.

Nếu stent được làm từ một khung kim loại, là một loại khung cố định khi đặt vào trong cơ thể bệnh nhân, khung stent sẽ vĩnh viễn ở bên trong cơ thể. Nhưng có một dạng stent, khung được làm từ những loại hợp kim, hợp chất tự tiêu theo một thời gian. Sau khi đã nong, sửa chữa, tái tạo lại phần mạch máu của người bệnh, khung stent sẽ tự tiêu biến và để mạch máu trở lại bình thường như trước. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, khung stent có thể tự tiêu đi.

Về cấu tạo của những khớp nối, một số loại stent có khớp nối cố định, với sự cải tiến như hiện nay, có những loại khớp nối với mục đích bung thêm sẽ tự tiêu đi theo thời gian, khung stent sẽ được bung rộng ra để có thể thích ứng theo hoạt động của mạch máu trong cơ thể người bệnh.

Hiện nay các loại stent đã được cải tiến rất nhiều, khác nhau về mặt chất liệu, khung stent và mắt cáo, ngoài ra còn có độ mỏng của stent. Ngày nay, nhiều người cho rằng stent càng mỏng thì độ áp sát vào thành động mạch sẽ tốt hơn và sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những vật lạ đi vào, do đó stent sẽ được cải tiến thành những loại siêu mỏng.

Ngoài ra, còn có stent phủ thuốc/ stent tẩm thuốc, trên khung kim loại sẽ được tẩm thêm thuốc vào để có thể ngăn ngừa sự tái hẹp trở lại cho bệnh nhân sau này.

Thân mến!

TS.BS Trần Hòa – Phó trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
BV An Bình TPHCM: Chiêu sinh lớp đào tạo ngôn ngữ trị liệu sau đột quỵ ở người lớn tuổi

BV An Bình TPHCM: Chiêu sinh lớp đào tạo ngôn ngữ trị liệu sau đột quỵ ở người lớn tuổi

Bệnh viện An Bình TPHCM thông báo chiêu sinh lớp đào tạo liên tục “Ngôn ngữ trị liệu cơ bản về rối loạn giao tiếp ở người lớn sau đột quỵ và sơ lược về rối loạn nuốt” khóa 2 từ ngày 8/4/2025 – 18/4/2025.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ