Trải nghiệm chụp MRI 3 tesla: đếm bản nhạc sẽ đỡ sốt ruột hơn

Khi chúng ta nằm trong máy chụp cộng hưởng từ, tai nghe sẽ phát ra một số bản nhạc để át bớt tiếng ồn của máy. Tôi quyết định đếm những bản nhạc đó để tính thời gian mình chụp xong và được ra ngoài.

28-01-2022 08:46
Theo dõi trên |

Tháng 1/2022, tôi có dịp chụp cộng hưởng từ để kiểm tra xem mạch máu não có vấn đề gì không. Tôi thực hiện việc này tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, nơi có những chiếc máy MRI 3 tesla được xem là xịn sò nhất miền Tây. À, các bạn ở vùng miền khác cũng có thể tiếp cận máy MRI 3 tesla theo danh sách sau nhé: Những bệnh viện chụp MRI 3Tesla tại Việt Nam

Sau khi gọi tôi vào phòng chụp MRI, nhân viên hỏi tôi khoảng chục câu về các tiền sử xem có gì ảnh hưởng đến việc chụp hay không, quan trọng là trên người, trong người không còn miếng kim loại nào.

Tiếp theo, nhân viên phòng chụp đưa cho tôi chiếc khẩu trang mới để thay cho cái đang đeo rồi dẫn tôi vào phòng thay đồ. Tôi thay dép, mặc đồ của bệnh viện, tháo hoa tai, để tất cả tư trang vào tủ cá nhân và tự giữ chìa khóa. Đây cũng là lý do mà tôi không có tấm ảnh nào để review quá trình chụp, bởi vì điện thoại cũng cất trong tủ rồi. Tuy nhiên, quy trình chụp MRI thì kênh Bệnh đột quỵ/kênh AloBacsi đã có làm clip.

Một bất tiện nho nhỏ là áo ngực cũng phải cởi ra nên 2 ngọn “núi đôi” hơi lộ liễu khi mặc áo bệnh nhân, thành ra tôi khoanh tay để che chắn khi vào phòng chờ. Ở đó có các kỹ thuật viên, thêm một người chờ trước tôi, đều là nam giới cả! Tôi ước giá mà trang phục này này có 2 cái túi áo giả bằng vải dày một chút để ngụy trang cho 2 “ngọn núi” thì tốt biết mấy!

Thời gian chụp MRI sọ não là 15 phút. Ông bác chụp trước tôi khá là sốt ruột ở những phút cuối nên bấm nút trợ giúp, anh kỹ thuật viên ở bên ngoài nói vào mic: “Ráng lên ông ơi, sắp xong rồi!”.

Tới lượt mình, tôi treo chìa khóa tủ ở chiếc móc dán ngay cửa rồi bước vào phòng.

Sau khi nằm lên giường chụp MRI, tôi được đeo một cái tai nghe, tay phải cầm thiết bị để bấm nút khi cần trợ giúp. Kỹ thuật viên nhắc tôi nhắm mắt lại, cố gắng nằm im. Cảm thấy mình trôi đi một đoạn, tôi đoán là đã được đẩy vào trong lòng máy.

Tiếp theo, tôi lại có cảm giác mình tiếp tục trôi theo chiều ngang, sang bên phải. Chắc là cái tiền đình “giở trò” gì đây, vì bình thường tôi vào không gian kín và hẹp như thang máy, xe hơi là lập tức thấy khó chịu.

Rồi tiếng máy vang lên, rột rột rẹt rẹt, loảng xoảng, re re… Cảm giác thân mình tiếp tục trôi, cái đầu lao chao, mặc dù thật ra đã được cố định, không nhúc nhích được. Đôi lúc lại thấy như có luồng khí đi từ thân lên đầu.

Hồi nãy kỹ thuật viên nói chụp 15 phút. Tôi quyết định chuyển tâm trí vào những bản nhạc không lời được phát trong tai nghe, tự hỏi những bài này quen hay lạ, lời của nó là gì, và quan trọng là đếm xem bao nhiêu bản nhạc trôi qua rồi. Thường thì mỗi bản là 3-4 phút, vậy thì khoảng 4-5 bản nhạc là chụp xong.

 


Chụp MRI 3Tesla tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Tôi suýt bật cười vì thấy những bản nhạc này hơi sến, không biết ai lựa. Nhưng tính ra, đa số người chụp MRI là người trung niên và cao tuổi, có lẽ họ nghe sẽ thấy quen thuộc hơn.

Qua hết bản nhạc thứ 4, một cơn buồn nôn nhẹ cuộn lên. Hèn chi hồi nãy ông bác kia bấm nút đòi ra. Tôi nghĩ tình hình sẽ hơi căng nếu những cơn buồn nôn tăng dần, nhưng may mắn là nó không trở lại. Hết bản nhạc thứ 5, tôi chụp xong.

Tôi bước loạng choạng ra phòng ngoài, quơ tay mấy lần mới lấy được chiếc chìa khóa. Chóng mặt, nhưng cũng không đến nỗi như một cơn say xe. Tôi ngồi im khoảng 3-4 phút rồi đi vào phòng thay đồ. Kết quả sẽ được bác sĩ đọc và báo lại sau.

Nhìn chung thì trải nghiệm lần đầu tiên chụp MRI của tôi cũng không quá khó chịu, và nếu mình không phải là người dễ say xe thì khỏe re thôi. Người thân của tôi từng chụp MRI 2 lần ở 2 nơi, nhận xét rằng so với bệnh viện khác thì chụp MRI ở S.I.S Cần Thơ êm hơn, đỡ ồn hơn rất nhiều.

>> MRI 3 Tesla và MRI thông thường có gì khác nhau?

>> Quy trình tầm soát đột quỵ diễn ra như thế nào?

Kim Quy

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Đột quỵ và say nắng: Làm thế nào để nhận diện?

Nhiệt độ tăng cao là yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già và trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt chậm hơn những người khác. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt phải biết phân biệt giữa say nắng với đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ