Tầm soát nguy cơ đột quỵ, đột tử trên những người có sẵn bệnh lý tim mạch như thế nào?

Chào BS,

Thưa BS, cần làm gì để phát hiện nguy cơ bị đột tử trong tương lai? Mỗi lần thăm khám định kỳ thì người bệnh nên thực hiện những gì? Bản thân người bệnh cần trao đổi điều gì với bác sĩ? Ngoài vấn đề phải khám sức khỏe định kỳ thì việc tầm soát các nguy cơ đột tử trên những người có sẵn bệnh lý tim mạch sẽ được tiến hành như thế nào ạ? Em xin cảm ơn BS.

(Doãn Hà – Lâm Đồng)

22-05-2024 16:16
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Chương trình khám sức khỏe tổng quát trong cộng đồng, các công ty và trường học được thực hiện là những gói khám sức khỏe tổng quát cơ bản. Có thể phát hiện được 50 – 60% các trường hợp bệnh tim mạch và là những trường hợp bệnh đã có tiến chuyển tương đối nặng và muộn. Chúng ta có thể phát hiện được suy tim, thiếu máu cơ tim mức độ nặng.

Các xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm máu đánh giá các chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, đường huyết, công thức máu. Đôi khi trong một số trường hợp có thể làm thêm 1 số xét nghiệm khác. Trong xét nghiệm máu đánh giá thêm được độ căng thẳng của cơ tim cũng như đánh giá men tim, có tổn thương cơ tim hay không, đánh giá các chỉ số viêm. Đó là những chỉ điểm của bệnh lý tim mạch.

Song song với xét nghiệm máu, bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện các xét nghiệm cơ bản khác, trong đó có điện timsiêu âm timX-quang phổi để đánh giá bóng tim. Đây chính là những đánh giá cơ bản để đánh giá cho hầu hết các đối tượng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp có nguy cơ tim mạch cao như bệnh nhân có tiền căn gia đình hoặc những người bệnh với xét nghiệm cơ bản phát hiện những yếu tố nguy cơ, việc các bác sĩ tầm soát sâu hơn như có thể làm điện tâm đồ gắng sức hoặc chụp CT để chẩn đoán các bệnh lý rõ ràng hơn cho bệnh nhân. Từ đó, có chiến lược cụ thể hơn, để giúp ngăn ngừa các trường hợp đột tử trong tương lai cho người bệnh.

Đối với những trường hợp bệnh nhân đã có bệnh lý tim mạch, đã được đặt stent hoặc chưa, đây là những đối tượng có nguy cơ biến cố bệnh trong tương lai rất cao. Việc đi khám và theo dõi định kỳ rất quan trọng. Nếu bệnh nhân đi thăm khám, các bác sĩ sẽ đặt ra những mục tiêu cho bệnh nhân, đặt mục tiêu về mặt đường huyết, huyết áp, kiểm soát lối sống (trong đó có thời gian tập thể dục, cân nặng, chỉ số BMI, chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu). Tất cả những mục tiêu này khi trao đổi với bệnh nhân, bác sĩ đều bàn bạc và thảo luận về các mục tiêu, khuyến khích người bệnh theo dõi những mục tiêu này xem có đạt được hay không.

Khi bệnh nhân và các bác sĩ cùng nhau hợp tác, cùng mong muốn đạt được những mục tiêu như vậy, nguy cơ biến cố, đột tử trong tương lai sẽ giảm đi rất rõ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng biết được mình đang cùng tham gia vào quá trình cải thiện, nâng cao sức khỏe cho chính bản thân mình, chúng tôi cũng đã nhận được những phản hồi rất tốt từ bệnh nhân.

Thân mến!

BS.CK1 Nguyễn Đức Chỉnh – Trưởng khối Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ