Người đã bị đột quỵ có cần tầm soát nữa không?
Chào BS,
Tôi đã bị đột quỵ rồi thì có cần tầm soát nữa không ạ? Nếu vẫn phải tiếp tục tầm soát, thì việc tầm soát đột quỵ ở người đã từng bị đột quỵ có khác gì so với người bình thường không ạ? Những xét nghiệm người bệnh cần làm sau đột quỵ là gì, tần suất thực hiện ra sao? Xin nhờ BS giải đáp.
Trần. Đ. P – Quảng Nam
Chào bạn,
Với người đã bị đột quỵ thì vấn đề sau đó là điều trị để kiểm soát yếu tố nguy cơ và điều trị dự phòng đột quỵ tái phát.
Trong quá trình chúng ta điều trị dự phòng thì bệnh nhân phải được theo dõi định kỳ ở cơ sở y tế và bởi một bác sĩ điều trị đột quỵ.
Trong quá trình điều trị và theo dõi đó, người bác sĩ sẽ thực hiện nhiều biện pháp khảo sát, đánh giá nguy cơ bị đột quỵ trên bệnh nhân đó cao hay thấp. Đó là biện pháp tầm soát để đánh giá nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân. Từ những đánh giá này, người bác sĩ mới có biện pháp thích hợp để làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.
Một người có yếu tố nguy cơ mạch máu với người đã bị đột quỵ rồi thì việc kiểm soát, đánh giá, điều trị dự phòng sẽ càng tích cực và thường xuyên hơn. Ví dụ người bị đột quỵ có tình trạng xơ vữa mạch máu não hoặc bị hẹp mạch não thì người này cần phải được theo dõi tình trạng này định kỳ.
Hoặc một người bị đột quỵ do rung nhĩ hoặc bệnh lý tim mạch thì người này cần được xét nghiệm, đánh giá tim mạch thường xuyên, từ đó đưa ra những hướng điều trị thích hợp.
Tóm lại người bị đột quỵ rồi so với người chưa bị đột quỵ thì việc đánh giá và điều trị sẽ mang ý nghĩa tích cực hơn.
Đối với những người bị đột quỵ thì sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra đột quỵ đó mà sẽ có những tầm soát, theo dõi, đánh giá thích hợp.
Ví dụ một người bị đột quỵ do xơ vữa mạch thì sẽ đánh giá tình trạng xơ vữa mạch, nếu tình trạng xơ vữa nhẹ thì khoảng 6 tháng – 1 năm sẽ đánh giá 1 lần. Nếu tình trạng xơ vữa nặng thì thời gian đánh giá sẽ gần hơn. Hoặc trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ do bệnh tim (rung nhĩ, van tim,…) thì sẽ đánh giá tình trạng tim trong 6 tháng – 1 năm, tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Ngoài ra, những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông quá liều thì sẽ gây ra tình trạng chảy máu và việc kiểm tra định kỳ ở những bệnh nhân này sẽ thường xuyên hơn, có thể 1 tuần hoặc 2 tuần.
Thân mến!
BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga
Trưởng khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Thống Nhất TPHCM
- Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ?
Chào BS,
Tôi nghe nói bệnh đột quỵ dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc là khi tắm. Do công việc nên tôi thường tắm trễ, sau 11 giờ. Xin BS tư vấn cho tôi biết chi tiết, nên tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ? Cảm ơn BS.
laduc…@gmail.com
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim