Làm sao để ngừng suy nghĩ, nhớ về những thất bại trong quá khứ?
Chào BS,
Dạ cho em hỏi xíu là em đang bị 1 bệnh khá giống với OCD và Fomo. Trong quá khứ em thất bại quá nhiều lần, rồi em bị overthinking, ảo tưởng quá khứ mình phải làm tốt hơn, trong đầu em xuất hiện những hình ảnh thường ngày (không thể kiểm soát được kể cả khi em mở mắt hay nhắm mắt) đang nhìn thấy hình ảnh em lại bị cuốn vào dòng suy nghĩ, hoặc chỉ cần có 1 dấu hiệu quen thuộc não em sẽ liên tưởng đến suy nghĩ đó rồi em lại bị cuốn vào. Nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của em.
Em cũng đã thử thiền rồi, nhưng khi tập trung vào hơi thở cũng không ngăn được hình ảnh liên tục xuất hiện trong đầu ạ. Mong bác sĩ giúp em. Em cám ơn nhiều ạ.
(Mỹ Hạnh – An Giang)
Ảnh minh họa.
Chào bạn,
Với tất cả thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng là bạn đang bị rối loạn tâm lý – tâm thần, tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thể bệnh thì bạn cần có cuộc gặp mặt trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay chuyên khoa bệnh tâm thể. Các bệnh lý rối loạn tâm lý – tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, BS phải dành thời gian khai thác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, BS được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh.
Thật ra, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm…chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Rối loạn tâm lý – tâm thần là bệnh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống, bạn nhé.
Thân mến!
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương – Bệnh viện Trưng Vương
- Từ khóa:
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim