Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ não khi đang đi đường
Người đàn ông 55 tuổi, đang đi đường thì đột ngột chóng mặt ngã, liệt người phải, không nói được, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não.
Tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, người bệnh nhập cấp cứu trong tình trạng méo miệng, chụp CT sọ não chẩn đoán nhồi máu não giờ đầu tiên. Bệnh nhân tiền sử viêm tụy cấp, thường xuyên sử dụng rượu bia.
Ngày 30/5, theo bác sĩ Nguyễn Văn Học, Trưởng khoa Cấp cứu, thông tin người đàn ông được sử dụng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (tiêu sợi huyết) kết hợp kiểm soát huyết áp, đường máu. Sau khoảng một giờ, ông đã cử động được tay chân. Ngày tiếp theo, người bệnh vận động, đi lại, nói chuyện bình thường, gần như không để lại di chứng.
Bệnh nhân kể lại đang đi trên đường, không có dấu hiệu bất thường, bỗng dưng ngã và được người dân đưa vào viện.
Đột quỵ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời (Ảnh: internet)
Đột quỵ não gồm hai dạng là nhồi máu và xuất huyết. Trong đó, nhồi máu não chiếm tỷ lệ 85%. Xuất huyết não 15% nhưng biến chứng nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh nhân đột quỵ nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tàn phế hoặc tử vong. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị đột quỵ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, các phương pháp chỉ có hiệu quả với điều kiện bệnh nhân phải được đưa đến cấp cứu trong thời gian vàng 4,5-6 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, cần nhớ từ FAST (nhanh):
– F (Face, khuôn mặt): một bên mặt xệ xuống, miệng méo, mắt nhắm không kín, giãn nếp nhăn trên trán…
– A (Arm, tay): một trong hai tay hoặc cả 2 tay không đưa lên được, yếu chân, dễ té ngã
– S (Speech, giọng nói): bệnh nhân không nói được hoặc nói ú ớ, giọng nói bị thay đổi
– T (Time, thời gian): Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên, cần gọi ngay 115 và đưa bệnh nhân đến cơ sở y thể có thể điều trị đột quỵ gần nhất.
benhdotquy.net

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim