Bệnh nhân có thể tự xoa bóp – bấm huyệt để phục hồi di chứng méo miệng, nói khó không?

Chào BS,

Thưa BS, liệu có thể sử dụng xoa bóp – bấm huyệt để hỗ trợ điều trị và phục hồi di chứng méo miệng, nói khó cho bệnh nhân không ạ? Và nếu được thì thực hiện ra sao? Mong nhận được sự tư vấn từ BS, em xin cảm ơn ạ.

(Vũ Minh Hiếu – Hậu Giang)

13-05-2024 10:38
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa.

Chào bạn,

Có 2 vấn đề đặt ra nếu bệnh nhân áp dụng phương pháp xoa bóp – bấm huyệt đó là bệnh nhân tự ý làm và do thầy thuốc làm.

Theo khuyến cáo, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý xoa bóp – bấm huyệt nếu thầy thuốc hướng dẫn. Bởi hành động có thể làm gia tăng độ nhão cơ, đau, gia tăng mức độ tổn thương của cơ, mạch máu, thần kinh… Có thể thấy, việc làm này hoàn toàn không có lợi cho vấn đề phục hồi sức khoẻ.

Tốt nhất, việc áp dụng xoa bóp – bấm huyệt nên được thực hiện bởi các thầy thuốc. Theo đó, thầy thuốc sẽ xoa bóp nửa mặt bên liệt. Trong quá trình này, thầy thuốc có thể hướng dẫn bệnh nhân một vài động tác để áp dụng theo. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý xoa bóp khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, điều này sẽ làm cho quá trình hồi phục kéo dài hơn, cũng như khả năng phục hồi cũng kém đi.

Thân mến!

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Đại học Y dược TPHCM

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok

Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok

Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ