Sức mạnh diệu kỳ của âm nhạc đối với bệnh nhân đột quỵ

Tiếng nhạc được xem như một liều thuốc giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi mau chóng. Bài viết sau đây sẽ nói về lợi ích của âm nhạc dành cho bệnh nhân đột quỵ.

27-07-2023 10:58
Theo dõi trên |

Julie Stillman, nữ bệnh nhân bị đột quỵ năm 55 tuổi, khi mạch máu não của bà bị vỡ. Đột quỵ xuất huyết não khiến bà mất khả năng ngôn ngữ, ngay cả việc nói một câu đơn giản. Đây quả là cú sốc kinh khủng đối với một phụ nữ đã từng muốn xuất bản sách.

Bên cạnh đó, bà Stillman cũng không còn khả năng giao tiếp, ngoại trừ chuyện hát hò.

Hình minh họa

Nữ bệnh nhân Stillman 69 tuổi cũng là một trong hàng chục bệnh nhân bị đột quỵ não. Bà vẫn cố gắng cất giọng như một thú vui cùng dàn đồng Aphasia bang Vermont. Khi có nhiều dàn hợp xướng xuất hiện trên thế giới, bệnh nhân đột quỵ, suy giảm trí nhớ và chấn thương não sẽ có cơ hội tiếp xúc để cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Theo Jeff Nagle, chồng của Stillman, muốn nghe được giọng nói rõ ràng của vợ giống như là điều diệu kỳ đến bất ngờ. Thật ngạc nhiên khi vợ tôi phục hồi được khả năng nói rõ tiếng.

Một phần ba bệnh nhân bị đột quỵ bị mất khả năng sử dụng ngôn ngữ, họ khó giao tiếp lưu loát hoặc hiểu được ngôn ngữ từ người khác do tổn thương não.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã biết rằng dù bệnh nhân bị mất khả năng giao tiếp vì đột quỵ, họ vẫn có thể ca hát. Hiện tượng này xảy ra khi các vùng khác trong não muốn tạo ra giai điệu nhạc và ngôn ngữ.

Nghiên cứu về thực trạng nêu trên và âm nhạc ảnh hưởng đến não ra sao đã tạo ra nhiều phương pháp trị liệu đột quỵ bằng âm nhạc. Chẳng hạn như trị liệu bằng giai điệu du dương. Phương pháp này giúp bệnh nhân đột quỵ giao tiếp có ý nghĩa giúp các vùng trong não liên lạc với nhau. Các phương pháp trị liệu khác chú trọng đến nghe nhạc hoặc chơi một nhạc cụ nào đó ví dụ như organ hoặc đánh trống.

Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng các phương pháp trị liệu bằng nhạc sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Đầu năm 2008, công trình nghiên cứu khoa học được đăng trong tạp chí Brain cho thấy dành một giờ nghe nhạc mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung cũng như cảm xúc trong giai đoạn đầu của phục hồi đột quỵ. Một nghiên cứu vào năm 2014 cung cấp thông tin quan trọng như sau: nghe nhạc kích thích sự thay đổi cách ghi nhớ lời nói, khả năng dùng ngôn ngữ và giao tiếp của não. Khi đào sâu về giai điệu tiếng nhạc. Các nhà khoa học có thể chứng minh âm nhạc với ca sĩ giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ tốt hơn so với nhạc hòa tấu hoặc nghe sách nói.

Nghiên cứu trị liệu ngôn ngữ của Karen McFeeters Leary, nhà trị liệu ngôn ngữ thành lập dàn đồng ca Vermont dành cho bệnh nhân mất khả năng dùng ngôn ngữ nhấn mạnh bệnh nhân đột quỵ có thể hát.

Theo bà Leary, khi muốn đánh giá bệnh nhân đột quỵ bị mất khả năng giao tiếp, chúng tôi luôn kiểm tra khả năng hát của họ.

Stillman và chồng bà là người đầu tiên tham gia dàn đồng ca kể từ khi tổ chức này ra đời năm 2014. Ban đầu, dàn đồng ca chỉ có 11 bệnh nhân đột quỵ cùng với vợ, chồng hay người chăm sóc. Đến nay, dàn đồng ca tăng gấp đôi gấp ba lần. Bà Leary tuyển dàn đồng ca thông qua nhóm người chuyên hỗ trợ bệnh nhân và Đại học Vermont, tại đây bệnh nhân có thể tham gia chương trình trị liệu ngôn ngữ và vào phòng khám ngoại trú.

Thật đáng ngạc nhiên khi dàn đồng ca trở thành một cơ hội lớn dành cho bệnh nhân đột quỵ muốn cất cao tiếng hát. Đây là một tổ chức tốt dành cho nhóm người bị cô lập vì tình trạng sức khỏe. Bà Leary chia sẻ về điều này rằng, bệnh nhân mất đi tình bạn, đôi lúc tình vợ chồng cũng rạn nứt, họ cảm thấy rất cô đơn.

Khi tham gia dàn đồng ca, họ có người để tâm sự về những gì đã trải qua, các bệnh nhân trầm cảm do đột quỵ cảm thấy phấn chấn và phục hồi tâm trạng đáng kể.

Theo ông Nagle, dàn đồng ca mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân đột quỵ mất khả năng sử dụng ngôn ngữ. Họ có nhiều bạn bè để giao lưu.

Chính vì vậy, bệnh nhân trở nên năng động hơn và thưởng thức được cuộc sống xã hội mà họ tưởng chừng bị mất vĩnh viễn.

Ông Nagle cũng tin rằng khả năng sử dụng ngôn ngữ của vợ mình sẽ sớm được cải thiện nhờ tham gia dàn đồng ca.

Nhà nghiên cứu Pablo Ripolles cho biết nghe nhạc mỗi ngày tạo nên sự khác biệt. Với vai trò phó giáo sư chuyên về tâm lý và phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Âm thanh và Âm nhạc tại Đại học bang New York thuộc thành phố New York, ông Ripolles là một thành viên nhóm nghiên cứu xác định nghe nhạc thay đổi cấu trúc hoạt động não ở bệnh nhân đột quỵ.

Phó giáo sư Ripolles cho biết cần cung cấp cho bệnh nhân một môi trường tràn đầy năng lượng tích cực nhằm kích thích não và giúp họ sớm phục hồi. Công trình nghiên cứu của ông chú trọng đến cho người bệnh nghe nhạc có năng lượng tích cự trong giai đoạn đầu của phục hồi đột quỵ vì họ khó có thể làm được điều mình mong muốn.

Ông Ripolles khẳng định, bệnh nhân đột quỵ có thể không di chuyển được nhiều cho lắm nhưng chúng ta có thể cho họ nghe nhạc để thay đổi không khí môi trường xung quanh.

Ông Ripolles cũng cho biết thêm trị liệu bằng âm nhạc có thể khác nhau. Việc trị liệu sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn hại của não do đột quỵ và khả năng phục hồi, trị liệu bằng nhạc có tác dụng đối với bệnh nhân không bị tổn thương não nguy kịch. Phương pháp này có thể chỉ có tác dụng đối với bệnh nhân bị tổn thương não nặng do đột quỵ.

Cần thực hiện thêm nghiên cứu để biết được trị liệu bằng nhạc có tác dụng hơn so với trị liệu bằng ngôn ngữ truyền thống. Tuy nhiên, tại thời điểm này, bệnh nhân đột quỵ có thể nghe bài hát mình thích hoặc tham gia dàn đồng ca nếu có người thân vì nó sẽ giúp ích trong việc phục hồi.

Trọng Dy (dịch) – benhdotquy.net

Nguồn: Heart.org

  • Từ khóa:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ