Xuất hiện các vấn đề tim mạch ở những người mắc chứng hậu COVID-19 tại Mỹ
Tại Mỹ, năm COVID-19 thứ tư này đã bắt đầu ghi nhận ảnh hưởng của sức khỏe tim mạch đối với những người từng mắc bệnh trong thời kỳ đầu đại dịch.
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng đại dịch này chưa chấm dứt hoàn toàn.
Theo ông Mike Camilleri – một cựu lính cứu hỏa. Ông từng không gặp khó khăn gì khi bê vác đồ vật nặng lên cầu thang. Tuy nhiên, giờ đây việc này là một thách thức với ông. Sau khi mắc COVID-19 trong thời kỳ đầu đại dịch, ông đã cảm nhận những thay đổi như tăng huyết áp, nhịp tim bất thường và đánh trống ngực.
Chia sẻ từ ông Mike Camilleri khi mắc chứng hậu COVID-19, khi cảm thấy các triệu chứng trên kéo dài mãi, đến năm 2022, ông bắt đầu đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ đã chia sẻ với ông rằng, bản thân ông không phải bệnh nhân COVID-19 duy nhất gặp phải tình trạng này.
Hình minh họa
Hiện ông vẫn đang phải chiến đấu với các hội chứng hậu COVID-19. Ngay cả việc đi bộ trên máy, ông cũng phải thực hiện nhẹ nhàng để tìm hiểu xem việc đi bộ đơn giản tác động đến tim như thế nào.
Theo các bác sĩ, trong một năm sau khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển một vấn đề liên quan đến tim, từ cục máu đông và nhịp tim không đều, thậm chí đến cơn đau tim, ngay cả khi ban đầu họ có vẻ hồi phục tốt.
Ước tính tại Mỹ, cứ 100 người thì có 4 người cần được chăm sóc y tế do xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tim mạch trong một năm sau khi khỏi COVID-19. Nguyên là được lý giải là có thể ở một số bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19, hệ thống kiểm soát các phản ứng căng thẳng dường như vẫn được kích hoạt khi họ nghỉ ngơi. Do đó, họ không nhận được đủ sức mạnh khi hoạt động trở lại.
Một chia sẻ từ Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, Đại học Washington, St. Louis, Mỹ, điều ông ấy lo lắng là chúng ta sắp thoát khỏi đại dịch này với tư cách là một quốc gia thậm chí còn ốm yếu hơn do SARS-CoV-2 và những ảnh hưởng của nó đối với tim mạch. Với một số người, tình trạng đó sẽ là vĩnh viễn, và hậu quả của nó có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu vẫn ghi nhận những vấn đề liên quan đến tim mạch kéo dài sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân COVID-19 nên đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
- Từ khóa:

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim