TPHCM: Người đàn ông được tiên lượng khó sống quá 2 tuần thoát “cửa tử” một cách thần kỳ
Đây là trường hợp của ông P.V.Đ. (60 tuổi, ngụ TPHCM) thoát chết thần kỳ dù từng được tiên lượng khó sống quá 2 tuần, sau khi phát hiện bướu thận ăn xuyên thành tĩnh mạch.
Theo BS.CK2 Hồ Khánh Đức, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim-Mạch máu Bệnh viện Bình Dân TPHCM, qua hình ảnh chụp CT-scan và MRI, bác sĩ phát hiện bướu thận phải kích thước 80mmx40mm, ăn lan tĩnh mạch, khiến máu từ chân không chảy về tim. Đây chính là lý do người bệnh đau chân dữ dội.
Theo y văn, ung thư thận có chồi bướu vào lòng tĩnh mạch chiếm 4 – 10% tổng số người bệnh. Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình của người bệnh là 5 tháng.
Tuy nhiên, trường hợp phát hiện muộn như ông Đ., các bác sĩ ước tính bệnh nhân khó giữ được tính mạng trong 2 tuần. Nếu không phẫu thuật, bướu sẽ lan dần về tim, lên phổi gây tắc nghẽn tuần hoàn.
BS.CK2 Hồ Khánh Đức đang thăm khám và tư vấn cho người bệnh trước khi xuất viện. Ảnh:BVCC.
Trước tình thế cấp bách, Ban Giám đốc hội chẩn toàn viện, tìm phương án phẫu thuật tối ưu cứu sống người bệnh.
Các bác sĩ tiên lượng khả năng phải thay mới hoàn toàn một đoạn tĩnh mạch chủ dưới đã bị chồi bướu xâm lấn. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm phẫu thuật mạch máu.
Theo thông tin từ bác sĩ Đức, sau khi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu phẫu thuật robot cắt bỏ thận phải có bướu xâm lấn, bác sĩ chuyên khoa mạch máu thay tĩnh mạch chủ dưới. Nhờ có thêm phẫu thuật robot, chúng tôi chỉ thực hiện thêm đường mổ ngắn bằng một nửa so với thông thường để kẹp hai đầu tĩnh mạch, loại bỏ đoạn tĩnh mạch chủ có bướu di căn vào.
Tiếp đến, đoạn tĩnh mạch khiếm khuyết được thay bằng đoạn ống ghép chất liệu nhân tạo dài hơn 10cm. Các bác sĩ đã lấy toàn bộ huyết khối trong tĩnh mạch chậu phải và tĩnh mạch thận trái, cắm lại tĩnh mạch thận trái để máu lưu thông từ tĩnh mạch thận trái về tim.
Sau hơn 11 giờ nỗ lực của toàn bộ ê kíp bác sĩ nhiều chuyên khoa, ca phẫu thuật đã thành công. Sau 2 ngày phẫu thuật, người bệnh đã vận động được tại giường. Ông Đ. được cắt chỉ ở ngày hậu phẫu thứ 7 và xuất viện vào ngày hậu phẫu thứ 10.
Trước khi xuất viện, người bệnh được kiểm tra ống ghép và mạch máu lưu thông tốt, chức năng thận trái tốt.Sau khi vết thương ổn định, người bệnh tiếp tục các liệu trình hóa trị để loại trừ các tế bào ung thư và sử dụng thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối sau này.
Theo TS.BS Phạm Phú Phát, Trưởng Khoa Niệu A Bệnh viện Bình Dân, hiện có thể phát hiện bướu thận giai đoạn sớm, khi bướu chỉ mới có kích thước khoảng 1 – 3cm bằng siêu âm ổ bụng. Khi phát hiện bướu ở giai đoạn sớm, việc cắt bướu bảo tồn thận sẽ rất thuận lợi và tiên lượng rất tốt cho người bệnh thay vì phát hiện muộn đến khi bướu đã xâm lấn hoặc di căn xa.
Chuyên gia thông tin thêm, trường hợp bướu thận có chồi bướu trong lòng tĩnh mạch, có biểu hiện đau chân như ông Đ. là một biểu hiện lâm sàng ít khi được ghi nhận. Đa số triệu chứng của bướu thận, người bệnh thường đau vùng hông lưng, tiểu máu. Người bệnh này lại chỉ có triệu chứng đau chân không rõ ràng.
Bác sĩ Phát khuyến cáo, người bệnh cần lưu ý nếu đau vùng hông lưng, tiểu khó, đau bụng, đau tức chân, nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm.
Người bệnh khỏe mạnh, không có triệu chứng cũng siêu âm bụng mỗi năm kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng như gan, mật, tụy, thận, bàng quang… và tầm soát thêm mạch máu. Những người trên 40 tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện những bất thường mạch máu như xơ vữa động mạch, suy tĩnh mạch.
Ung thư thận ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, do đó mọi người nên tầm soát bệnh định kỳ mỗi năm một lần bằng siêu âm bụng. Khi có những triệu chứng bất thường (như đau tức vùng hông lưng, sờ thấy khối gồ lên vùng hông lưng, tiểu máu…), người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ung thư thận khi được phát hiện sớm và được can thiệp điều trị triệt để có triển vọng hồi phục rất khả quan và tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới hơn 80%. Khi khối bướu chưa xâm lấn, bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành phẫu thuật cắt thận bán phần, bảo tồn chức năng phần thận lành còn lại cho người bệnh. |
- Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim