Top những loại thực phẩm tốt người thiếu máu không nên bỏ qua
Thiếu máu kéo dài có thể gây tổn thương đến tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen xấu, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung những loại thực phẩm tốt có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu thường xảy ra khi cơ thể thiếu sắt, làm cản trở quá trình tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Khi nồng độ hemoglobin trong máu giảm sẽ kéo theo việc máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô trong cơ thể bị hạn chế.
Thiếu máu có thể dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở và kém ăn. Trong một số trường hợp, thiếu máu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm cả tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
4 loại thực phẩm cực dễ tìm dưới đây có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Củ dền cải thiện tình trạng thiếu máu
Củ dền từ lâu đã được biết đến là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, đồng, phốt pho, magie, các vitamin B1, B2, B6, B12 và C. Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất hồng cầu và tăng nồng độ huyết sắc tố.
Thêm củ dền vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu. Uống nước ép củ dền vào buổi sáng không chỉ đem lại cho cơ thể sự sảng khoái mà còn giúp hạn chế được nguy cơ thiếu sắt.
Bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt chanh vào nước ép trước khi uống để tăng hàm lượng vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Rau chân vịt
Râu chân vịt cũng là một thực phẩm đáng chú ý trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu. Loại rau này rất giàu vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng khác nên có thể giúp tăng nồng độ huyết sắc tố và ngăn ngừa thiếu máu.
Tuy nhiên, rau chân vịt chỉ thực sự hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách. Đặc biệt, trẻ em dưới 4 tháng tuổi không nên ăn quá nhiều rau chân vịt để tránh nguy cơ rối loạn máu. Quá lạm dụng rau chân vịt cũng có thể gây tích tụ kali và dẫn đến các vấn đề về thận.
Hạt mè đen
Hạt mè đen chứa nhiều canxi, magie và sắt. Đây là những chất dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường lượng hồng cầu cũng như nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể.
Ngoài ra, sử dụng hạt mè đen còn hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt của cơ thể và nâng cao hơn nữa hiệu quả của các phương pháp điều trị thiếu máu.
Lá chùm ngây
Tiến sĩ Babina NM, hiện đang là Giám đốc Y tế tại Viện Jindal Naturecure (Ấn Độ) cho biết, lá chùm ngây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào khi chứa một lượng đáng kể sắt, magie, vitamin A và C.
Đặc biệt, lá chùm ngây có chứa hàm lượng sắt cao gấp nhiều lần rau chân vị vì vậy loại thực phẩm này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời giúp tăng hồng cầu cũng như nồng độ huyết sắc tố.
Theo Times of India
- Từ khóa:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim