Tai nạn hy hữu khiến bé gái bị kéo đâm thủng hộp sọ

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa tiếp nhận phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bé gái 15 tuổi gặp tai nạn hy hữu bị kéo đâm thủng hộp sọ.

09-08-2024 17:32
Theo dõi trên |

Theo đó, bệnh nhân là cháu N.T.C.T. (15 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng đau đầu, vết thương thủng hộp sọ vùng đỉnh chẩm phải còn dị vật (mũi kéo còn đâm xuyên sọ).

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy mũi kéo đâm thủng hộp sọ bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo gia đình bệnh nhân, trước đó em trai của bệnh nhân ném cây kéo xua đuổi mèo hoang, không may chiếc kéo trúng vào đầu chị gái. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện địa phương xử trí cấp cứu rồi nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận bệnh nhân có dị vật cản quang xuyên sọ đỉnh phải, có hình ảnh xảo ảnh kim loại.

Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh nhanh chóng hội chẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu. Ê kíp phẫu thuật tiến hành rạch da kéo dài hai bên vùng chẩm phải bộc lộ xương sọ thám sát, thấy mũi kéo đâm vào xương sọ sâu 1,2 cm. Sau đó mũi kéo đã được lấy ra an toàn.

Ê kíp BS đang thực hiện phẫu thuật cấp cứu dị vật ra ngoài. Ảnh: BVCC

Hiện bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, các chức năng thần kinh bình thường, vết mổ khô, dẫn lưu vết mổ ra ít dịch hồng, đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Sức khoẻ bệnh nhân đã dần ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Theo BS.CK2 Chương Chấn Phước – Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, rất may mũi kéo không ghim quá sâu, chưa tổn thương đến nhu mô não, do đó chức năng thần kinh của bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn, không để lại di chứng.

  • Từ khóa:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ