Phú Thọ: nam bệnh nhân nguy kịch do chích lể máu đầu ngón tay chữa đột quỵ

Một nam bệnh nhân 66 tuổi, bị đột quỵ, gia đình bôi nước gừng, chọc các đầu ngón tay và tai nặn máu dẫn đến nguy kịch.

08-07-2023 15:55
Theo dõi trên |

Ngày 7/7, khoảng 5 tiếng trước khi chuyển nặng, ông xuất hiện dấu hiệu yếu nửa người bên trái, nói ngọng, đau đầu. Gia đình bôi nước gừng, sau đó lấy kim chích lể các đầu ngón tay và tai để bóp bỏ “máu độc” nhưng tình trạng không cải thiện. Sau đó, người đàn ông được đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu.

Hình minh họa

Theo bác sĩ Trần Văn Kiên, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não, nhập viện muộn và xử trí sai cách dẫn đến nguy kịch. Thời gian cấp cứu vàng cho người đột quỵ là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Các bác sĩ hội chẩn trực tuyến cùng chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai, quyết định can thiệp lấy huyết khối, tái thông mạch não cho người bệnh. Hiện, bệnh nhân đã cải thiện cơ lực tay và chân trái song cần tiếp tục theo dõi để tránh biến chứng.

Đột quỵ não là bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên và có xu hướng trẻ hóa. Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ là: Liệt nửa người (biểu hiện giơ hai tay bằng vai, một tay sẽ bị rơi xuống); liệt dây thần kinh số VII (méo miệng khi làm động tác nhe răng hoặc cười); rối loạn ngôn ngữ (hiểu được lời nói mà không diễn đạt được hoặc không hiểu lời người khác).

Khi gặp người đột quỵ, tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay hoặc dái tai. Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người đột quỵ, cho rằng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ vì sẽ gây nguy hiểm. Thực tế, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế có khả năng chữa được và gần nơi mình nhất.

Cách sơ cứu đúng là đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ, nới rộng quần áo. Xoay nạn nhân sang một bên để không bị sặc, cố định người, liên lạc cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Tổng hợp

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ