Phòng ngừa đột quỵ do rượu bằng cách nào?

Trước đây, một số nghiên cứu cho thấy uống rượu với liều lượng nhỏ, ví dụ một ly rượu vang mỗi ngày, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch do khả năng làm tăng mức HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, lợi ích này không áp dụng đồng đều cho mọi người và không bảo vệ người uống khỏi nguy cơ đột quỵ.

01-02-2025 07:18
Theo dõi trên |

Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy ngay cả khi tiêu thụ rượu ở mức thấp, nguy cơ đột quỵ vẫn tăng nhẹ so với những người không uống rượu.

Một nghiên cứu trên Tạp chí The Lancet cho thấy, nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cục bộ tăng 14% khi tiêu thụ khoảng 10g ethanol/ngày. Vì vậy, ngay cả lượng rượu nhỏ cũng có thể gây tác động tiêu cực, đặc biệt với người có nguy cơ sẵn có như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rung nhĩ, đái tháo đường.

Khi xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau, cần khẩn cấp đến Trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời: Tăng huyết áp đột ngột sau khi uống rượu; đau đầu dữ dội; chóng mặt hoặc mất thăng bằng; yếu hoặc tê một bên cơ thể; nói khó, không rõ chữ hoặc méo miệng.

Một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ tốt nhất chính là không sử dụng bia rượu. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ cao nhất trong 1 đến 2 giờ đầu ngay sau khi uống rượu do tăng huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim. Có một số lưu ý khi tiêu thụ rượu bia trong dịp Tết, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ đột quỵ.

Giới hạn lượng rượu tiêu thụ: Đàn ông không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày và phụ nữ không nên vượt quá 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương 1 lon bia 330 ml hoặc 1 ly rượu vang 100 ml). Trong một lần uống rượu, cần giới hạn lượng rượu tiêu thụ thấp nhất. Không tiêu thụ rượu liên tục mỗi ngày. Theo định nghĩa của WHO, uống rượu bia ở mức nguy hại được định nghĩa là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên.

Không uống rượu khi đói: Vì lúc đói lượng cồn trong máu sẽ tăng nhanh đột ngột, điều này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Uống đủ nước: Tiêu thụ rượu sẽ khiến cho cơ thể bài tiết tiểu nhiều hơn, ngoài ra trong quá trình uống rượu có thể kèm theo các tình trạng có thể xảy ra như nôn ói, tiêu chảy. Điều này khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng. Hệ quả làm cho lưu lượng máu trong tuần hoàn giảm, dẫn đến não sẽ thiếu oxy, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Vì vậy, cần xen kẽ việc uống nước lọc và tiêu thụ rượu. Trước và sau khi uống rượu cần uống nhiều nước. Không nên kết hợp uống rượu cùng với các chất kích thích khác như cà phê, nước tăng lực hoặc đồ uống có gas.

Không tiếp xúc với lạnh và gió lùa khi uống rượu: Vì điều này sẽ làm cho các mạch máu co lại đột ngột, dẫn đến cơn tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Từ khóa:
Số ca đột quỵ tăng gấp 3 lần so với ngày thường tại Bệnh viện Bạch Mai dịp Tết Nguyên Đán

Số ca đột quỵ tăng gấp 3 lần so với ngày thường tại Bệnh viện Bạch Mai dịp Tết Nguyên Đán

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 566 ca đột quỵ trong 9 ngày nghỉ Tết, cao gấp 3 lần so với ngày thường. Trong đó, số bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện do đột quỵ chiếm tới 45%.

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Nhịp tim khỏe mạnh, đón tết Ất Tỵ 2025 cùng TS.BS Trần Hòa

Tết đến là dịp đoàn viên, ăn uống thỏa sức, tuy nhiên người bệnh tim mạch luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là mỗi dịp lễ Tết khi chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi đột ngột. Vậy làm thế nào để có nhịp tim khỏe mạnh, đón Tết an vui? Thắc mắc sẽ được TS.BS Trần Hòa – Phó khoa Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM giải đáp sau đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ