Người bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với người bình thường. Vì vậy, cần nhận biết sớm để phòng ngừa.
Tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ
Tại sao tiểu đường có thể gây đột quỵ?
Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh tiểu đường trong năm 2010 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 439 triệu người vào năm 2030. Sự gia tăng đáng kể này có thể là do số người bị béo phì trên toàn thế giới đang gia tăng tương ứng.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý về tim mạch và đột quỵ. Mặc dù y học đã đạt được nhiều thành tựu trong tầm soát và điều trị đột quỵ, nhưng sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lại làm tăng thêm gánh nặng.
Hiện tượng tăng đường huyết làm quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn bình thường, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch hay mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch, cản trở lượng máu giàu oxy đến nuôi não. Mảng xơ vữa này không chỉ gây tổn thương não, khi xuất hiện ở tim gây nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với những người bình thường. Nguy cơ này xảy ra ở cả những người trẻ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những bệnh nhân đột quỵ có mức đường huyết không kiểm soát được cũng có tỷ lệ tử vong cao và biến chứng sau đột quỵ nặng hơn.
Nhận biết dấu hiệu và cách sơ cứu đột quỵ ở người bệnh tiểu đường
Khi xuất hiện triệu chứng của đột quỵ, việc cấp thiết là nhận biết nhanh, kịp thời và điều trị đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Cách để mọi người nhận biết là thông qua dấu hiệu F.A.S.T.
Dấu hiệu F.A.S.T trong nhận biết đột quỵ
FACE: Bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, xệ một bên mặt. ARMS: Người bệnh không có khả năng nâng tay lên hoặc khi nâng lên sẽ rơi xuống. SPEECH: Xuất hiện dấu hiệu nói đớ, nói ngọng, không nói được hoặc phát âm sai. TIME: Khi phát hiện một người có 3 dấu hiệu trên, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện cấp cứu đột quỵ hoặc gọi ngay đến cấp cứu 115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Đặc biệt chú ý, những dấu hiệu méo miệng, tay chân yếu, nói đớ – nói khó thường mọi người sẽ bị nhầm lẫn với trúng gió. Tuy nhiên, 3 dấu hiệu bất thường này, nguy cơ đột quỵ là trên 95%. Việc quan trọng nhất là nhanh chóng đưa người bệnh tiếp cận với cơ quan y tế có thể cấp cứu, điều trị đột quỵ một cách tốt nhất.
Phòng ngừa đột quỵ do tiểu đường
Với những người đã mắc bệnh tiểu đường, việc đầu tiên là không nên bi quan. Nên thay đổi thói quen sinh hoạt như: vận động thường xuyên, tập thể dục, giữ cân nặng cơ thể tránh để thừa cân, giảm thiểu căng thẳng, hạn chế các loại thức ăn nhanh… uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, khám sức khỏe định kỳ. Nếu tuân thủ được những điều trên, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa đột quỵ.
Minh Anh
- Từ khóa:
- Dấu hiệu đột quỵ
- Đột quỵ
- đột quỵ do tiểu đường
- Phòng ngừa đột quỵ
- tiểu đường gây đột quỵ
- triệu chứng đột quỵ

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
TOP 6 bài tập giúp giảm cholesterol
Cholesterol (hay mỡ máu) làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, bảo vệ sức khỏe.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim