Cứu sống người đàn ông bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cùng lúc
Theo thông tin từ Bệnh viện Gia An 115, mới đây, các bác sĩ vừa cứu sống một trường hợp trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” với biến cố hiếm gặp là cùng lúc bị đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp.
Cụ thể, nam bệnh nhân 75 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt dây thần kinh số 7, yếu nửa người bên trái, nói đớ…
Người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Trước nhập viện khoảng 2 giờ, khi đang nằm võng, ông đột ngột chóng mặt, bị ngã khỏi võng, đập đầu xuống đất.
Ảnh chụp mạch số hóa nền DSA (Ảnh: NLĐ)
Tại Bệnh viện Gia An 115, quy trình báo động đỏ được kích hoạt. Kết quả cho thấy bệnh nhân không chỉ bị đột quỵ do tai biến mạch máu não mà còn đang trong cơn nhồi máu cơ tim cấp với chỉ số Troponin I hs (TnI-hs) tăng rất cao, lên đến 1.184,40 pg/mL (ở người bình thường là dưới 34 pg/mL).
Sau khi được hội chẩn, dựa trên tình trạng của người bệnh, các bác sĩ quyết định tận dụng “thời gian vàng” để tiêm thuốc tiêu sợi huyết, xử trí đột quỵ não trước; 9 giờ sau đó mới tiến hành can thiệp tim mạch, cứu cụ ông qua nguy cấp. Thường thì sau 24 giờ mới can thiệp biến cố thứ 2 nhưng do tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ đã bỏ qua quy trình, rút ngắn thời gian can thiệp nói trên.
Theo BS.CK2 Dương Duy Trang – Phó Giám đốc, Trưởng khoa Nội tim mạch – Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, đột quỵ hay tai biến mạch máu não (nhồi máu não) và nhồi máu cơ tim đều là cấp cứu khẩn nhưng không thể can thiệp đồng thời.
Điều trị tình trạng nào trước cũng sẽ làm trì hoãn việc điều trị tình trạng còn lại. Do đó, can thiệp nhồi máu não hay nhồi máu cơ tim trước là việc phải được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo vệ tính mạng người bệnh.
Tổng hợp
- Từ khóa:
- Cấp cứu đột quỵ
- Đột quỵ
- nhồi máu cơ tim

Tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ?
Chào BS,
Tôi nghe nói bệnh đột quỵ dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc là khi tắm. Do công việc nên tôi thường tắm trễ, sau 11 giờ. Xin BS tư vấn cho tôi biết chi tiết, nên tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ? Cảm ơn BS.
laduc…@gmail.com
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim