Chuyên gia cảnh báo 2 tư thế ngồi dễ gây dột quỵ, nhồi máu cơ tim
Việc quỳ gối hoặc ngồi xổm rồi cúi gập cơ thể là hai hành động được các chuyên gia nhận định có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim do tạo ra điểm gập, làm tăng áp lực trong bụng và ngực.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn, làm gián đoạn đột ngột dòng máu nuôi cơ tim. Còn đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột, khiến não thiếu oxy. Cả hai tình trạng này đều liên quan đến sự ngừng lưu thông máu và đều đe dọa đến tính mạng.
Theo BS Nguyễn Minh Đức, giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não, còn nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành. Hai tình trạng bệnh lý này đều liên quan đến sự ngừng lưu thông máu và rất nguy hiểm.
Vì vậy, chúng ta phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài và thay đổi tư thế đột ngột. Từ một tư thế đang tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực lại chuyển gấp sang tư thế khác khiến áp lực thay đổi quá đột ngột nên đưa đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ tim, vỡ động mạch chủ.
Quỳ gối và cúi gập cơ thể
Theo BS Đức, tư thế quỳ gối và gập người để thực hiện công việc gắng sức trong vài phút làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và lồng ngực. Khi đột ngột đứng dậy, áp lực thay đổi quá nhanh có thể dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ tim hoặc vỡ động mạch chủ.
Ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày
Tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày cũng tạo ra ba điểm gập trong cơ thể, làm tăng áp lực trong bụng và ngực nhiều lần. Bác sĩ cho biết đã từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim thậm chí tử vong khi có động tác này.
Ảnh minh họa.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo không nên duy trì tư thế ngồi xổm và gập người, hay quỳ gối và gập người trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy ưu tiên các động tác an toàn hơn:
– Ngồi xếp bằng và cúi người nhẹ nhàng.
– Ngồi co hai chân về phía người.
– Khi thay đổi tư thế, ngả người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng dậy đột ngột.
– Khi chuyển từ nằm sang ngồi, nên nghiêng sang bên phải, chống tay rồi từ từ ngồi dậy, tránh làm quá nhanh vì có thể rất nguy hiểm.
Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, người trên 40 tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng siêu âm tim và điện tâm đồ. Để tầm soát nguy cơ đột quỵ, cần chụp MRI não và dựng ảnh mạch máu cảnh và não. Siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ còn tình trạng trong sọ gần như không thể đánh giá được, và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ.
Để dự phòng bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ khuyến nghị cần có một lối sống thanh thản, cân nặng lý tưởng, chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời khóa biểu tập thể dục loại động (thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp và không nên cố gắng quá sức.
- Từ khóa:
Tập thể dục vào khung giờ này giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ tới 35%
Một nghiên cứu mới cho thấy: Không chỉ tập gì, mà tập vào thời điểm nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Thời điểm tập luyện lý tưởng có thể giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì uống nhầm thuốc chứa Phenformin
Một cụ bà 70 tuổi mắc tiểu đường đã tự ý mua thuốc viên trôi nổi trên mạng về uống, khiến gan thận suy nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có chứa chất cấm Phenformin – một loại đã bị cấm lưu hành vì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ