Cấp cứu kịp thời ngư dân bị đột quỵ xuất huyết não
Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết đã cấp cứu kịp thời bệnh nhân H.T.B (50 tuổi, ngư dân) bị đột quỵ xuất huyết não.
Qua nguồn thông tin, được biết, trước nhập viện 10 ngày, ông B. xuất hiện các triệu chứng đau đầu. Sau đó, ông bị rối loạn ý thức, liệt nửa người bên trái. Tình trạng ngày càng nặng hơn nên gia đình đưa bệnh nhân vào bệnh xá trên đảo.
Sau cuộc hội chẩn qua hệ thống Telemedicine giữa các bác sĩ địa phương với bác sĩ Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê, theo dõi đột quỵ xuất huyết não, tăng huyết áp. Do người bệnh tiến triển ít, dấu hiệu ý thức xấu hơn nên các bác sĩ thống nhất phương án chuyển vào đất liền, cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.
Theo BS Phan Xuân Uy Hùng – Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, đột quỵ còn được dân gian biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Căn bệnh này xảy ra khi có bất thường các mạch máu tại não hoặc các mạch máu dẫn đến não.
Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời (Hình minh họa)
Hai loại đột quỵ phổ biến nhất là nhồi máu não (chiếm 85%) và xuất huyết não (chiếm 15%). Nhồi máu não xảy ra khi động mạch nuôi não bị tắc hẹp dẫn đến thiếu máu cho tế bào thần kinh. Trong khi đó, xuất huyết não là do mạch máu bị vỡ làm chảy máu trong hộp sọ.
Đột quỵ làm các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết đi, để lại hậu quả và di chứng trên người bệnh, trường hợp xấu nhất có thể tử vong.
Bác sĩ Hùng cho hay Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng người tử vong do đột quỵ đứng hàng đầu, vượt trên cả bệnh tim mạch. Tuy vậy số người quan tâm và biết cách phòng ngừa đột quỵ còn rất thấp.
“Chữa trị đột quỵ tốt nhất chính là dự phòng. Trong cuộc chiến chống lại đột quỵ, bạn chính là nhân tố quyết định”, bác sĩ Hùng nói và chia sẻ 10 điểm mấu chốt cần thực hiện trong phòng ngừa đột quỵ.
Cụ thể gồm: Theo dõi mức huyết áp; kiểm soát mỡ máu, cholesterol xấu; giữ đường huyết trong giới hạn bình thường; thể dục, thể thao; ăn uống lành mạnh; đảm bảo cân nặng ở mức tối ưu; không hút thuốc lá; hạn chế rượu bia; tuân thủ điều trị của bác sĩ; nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên về đột quỵ.
- Từ khóa:

Tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ?
Chào BS,
Tôi nghe nói bệnh đột quỵ dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc là khi tắm. Do công việc nên tôi thường tắm trễ, sau 11 giờ. Xin BS tư vấn cho tôi biết chi tiết, nên tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ? Cảm ơn BS.
laduc…@gmail.com
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim