Cách xử trí nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua
Uỷ ban Sáng kiến Đột quỵ Châu Âu đã có những hướng dẫn về cách xử trí đột quỵ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), bao gồm: xử trí cấp cứu, chẩn đoán, dự phòng cấp một và cấp hai, điều trị đột quỵ chung, xử trí biến chứng, phục hồi chức năng,…
Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đâu gây bệnh và tử vong trên thế giới. Tùy vào yếu tố nguy cơ mà tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ tử vong sẽ khác nhau.
Đột quỵ cũng là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của sa sút trí tuệ, là nguyên nhân gây động kinh hay gặp nhất ở người cao tuổi, và là nguyên nhân thường gặp của trầm cảm.
Nhiều hướng dẫn và khuyến cáo về xử trí đột quỵ hoặc các khía cạnh cụ thể của chăm sóc đột quỵ đã được xuất bản trong thập kỷ qua. Gần đây nhất, cập nhật Tuyên Ngôn Helsingborg tập trung vào các tiêu chuẩn chăm sóc đột quỵ và các nhu cầu nghiên cứu ở Châu Âu. Trong tương lai, sự hài hoà giữa các hướng dẫn về xử trí đột quỵ trên toàn cầu sẽ là trọng tâm của Tổ Chức Đột quỵ Thế Giới, được ESO và các Hội Đột quỵ ở các khu vực và quốc gia khác nhau ủng hộ.
Bài báo này trình bày cập nhật Những Khuyến cáo về Xử trí đột quỵ của Uỷ ban Sáng kiến Đột quỵ Châu Âu. Các hướng dẫn đề cập đến cả nhồi máu não và cơn thiếu mãu não thoáng qua (TIA). Hiện nay, đây cũng được coi là một loại bệnh lý. Nếu các khuyến cáo đối với hai loại bệnh lý này khác nhau, điều này sẽ được đề cập rõ ràng; nếu không các khuyến cáo sẽ có giá trị cho cả hai loại bệnh lý.
Các hướng dẫn riêng cho chảy máu não và chảy máu dưới nhện đang được chuẩn bị. Phân loại bằng chứng và mức độ khuyến cáo sử dụng trong các
Bản hướng dẫn này được định nghĩa theo các tiêu chuẩn của Liên đoàn Thần kinh Châu Âu.
Ngoài ra, đề cập đến việc xử trí cấp cứu và chuyển bệnh nhân, Đơn vị đột quỵ, chẩn đoán, dự phòng cấp một và cấp hai, điều trị đột quỵ toàn diện, điều trị đặc hiệu bao gồm xử trí cấp cứu, xử trí biến chứng, phục hồi chức năng.
>> Xem toàn văn – định dạng PDF
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim