Bình Tân (TPHCM): Nam bệnh nhân ngừng tim do điện giật được cấp cứu thành công

Theo thông tin từ bệnh viện quận Bình Tân (TPHCM), đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho bệnh nhân ngưng tim do bị điện giật.

11-05-2024 15:34
Theo dõi trên |

Theo đó, khoa Cấp cứu bệnh viện quận Bình Tân tiếp nhận một bệnh nhân nam (32 tuổi), nhập viện vì bất tỉnh sau khi bị điện giật. Ê kíp tiếp nhận đánh giá bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện, nên nhanh chóng hồi sức tim phổi cho bệnh nhân.

Ảnh minh họa.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân và đưa vào khu vực hồi sức, bác sĩ nhanh chóng đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp, sốc điện, đồng thời các điều dưỡng vừa ấn tim, vừa lập đường truyền, truyền thuốc trợ tim, bù dịch và điện giải cho bệnh nhân.

Sau 15 phút căng thẳng giành giật sự sống cho người bệnh, những tiếng đập của tim cũng dần trở lại. Tiếp tục quá trình theo dõi và điều trị tích cực sau đó, bệnh nhân bắt đầu có những nhịp tự thở, phản xạ đồng tử đáp ứng. Tuy nhiên, do tri giác người bệnh chưa có dấu hiệu hồi phục, bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để có thể đưa ra những phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Theo đại diện bệnh viện quận Bình Tân, đây là trường hợp cần can thiệp những biện pháp chuyên sâu, ê kíp trực đã nhanh chóng vận chuyển người bệnh an toàn đến bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Điện giật là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nên việc sơ cứu người bị nạn đúng và an toàn góp phần cứu sống nạn nhân.

Dùng thanh gỗ khô để gạt các dây điện xung quanh nạn nhân.

Khi phát hiện người bị điện giật, đầu tiên người phát hiện phải ngắt nguồn điện (cúp cầu dao, rút dây điện khỏi ô cắm) hoặc dùng thanh gỗ khô gạt các dây điện ra khỏi người nạn nhân, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, kiểm tra xem bệnh nhân còn thở không và báo động cho người xung quanh biết, nhanh chóng gọi xe cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

  • Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ