Xuất huyết não gia tăng ở người trẻ
Đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng trong xã hội hiện đại, nguyên nhân thường gặp do vỡ dị dạng mạch máu não, tăng huyết áp, rối loạn đông chảy máu hoặc sử dụng chất kích thích…
Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy đột quỵ xuất huyết não đang gia tăng nhanh chóng ở những người trẻ tuổi và trung niên hơn là những người lớn tuổi hơn.
Tiến sĩ Karen Furie, trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island và chủ nhiệm khoa thần kinh Trường Y Warren Alpert thuộc Đại học Brown (Mỹ), cho biết: “Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, kết quả này rất đáng lo ngại và cho thấy những người trẻ tuổi đã không kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ”.
Trẻ hóa độ tuổi mắc đột quỵ do chảy máu não
Nghiên cứu trên sử dụng dữ liệu tổng hợp từ 803.230 ca nhập viện do đột quỵ thể chảy máu não (ICH) trên toàn nước Mỹ. Các nhà khoa học đã tính toán tỷ lệ mắc ICH trong 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 năm, tính từ năm 2004-2018. Độ tuổi của người tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: 18-44 tuổi, 45-64 tuổi, 65-74 tuổi và 75 tuổi trở lên.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc ICH ở người Mỹ trưởng thành tăng 11% trong thời gian nghiên cứu 15 năm. ICH tăng với tốc độ nhanh hơn đối với người lớn dưới 65 tuổi so với những người từ 75 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc ICH ở nam giới cao hơn 43% so với nữ giới.
Hình minh họa
Nguyên nhân nào khiến đột quỵ trẻ hóa?
Chirag Gandhi, giám đốc Viện Não và Cột sống của Trung tâm Y tế Westchester (Mỹ) cho biết: “Mặc dù chủng tộc, giới tính và di truyền là những yếu tố góp phần gây ra một số trường hợp ICH, nhưng các yếu tố nguy cơ phổ biến hơn cả là lối sống”.
Khi nói đến đột quỵ nói chung, các yếu tố như huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì và lười hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dù cho bạn đang ở độ tuổi trung niên hay lớn tuổi hơn. Nguy cơ này sẽ cao hơn nữa nếu như các tình trạng sức khỏe mạn tính nói trên không được kiểm soát.
John H. Hanna, bác sĩ thần kinh mạch máu, đồng thời là giám đốc y tế của Trung tâm Đột quỵ Toàn diện – Hệ thống Y tế Atlantic (Mỹ), cho biết sự gia tăng tỷ lệ mắc huyết áp cao ở người trẻ tuổi là nguyên nhân chính khiến đột quỵ gia tăng ở nhóm tuổi này.
Dữ liệu từ nghiên cứu ở trên cũng cho thấy trong số những người bị ICH, tỷ lệ người bị huyết áp cao cũng tăng từ 74,5% lên 86,4% trong suốt thời gian nghiên cứu.
“Việc không kiểm soát huyết áp trong nhiều năm sẽ dẫn tới tổn thương mạch máu, cuối cùng gây ra đột quỵ “, tiến sĩ Furie cho hay.
Gánh nặng của đột quỵ
Tiến sĩ Furie nhấn mạnh sự gia tăng số ca đột quỵ ở những người trẻ tuổi hơn là một điều cực kỳ ‘tàn khốc’.
“Đột quỵ có thể gây ra khuyết tật vĩnh viễn. Đây có thể là gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân mà còn đối với cả gia đình và toàn bộ xã hội”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, đột quỵ có thể gây tổn thương não lâu dài, tàn tật hoặc thậm chí tử vong ngay lập tức.
Chính vì thế, tiến sĩ Furie cho rằng mỗi người cần phải chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc đột quỵ. Theo đó, mỗi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Đồng thời, mọi người cần theo dõi các yếu tố nguy cơ về mạch máu khi trưởng thành.
“Đây là cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ không phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ khi bước vào độ tuổi 40 và 50”.
Các dấu hiệu thường gặp của đột quỵ
Theo các chuyên gia, cụm từ viết tắt “BEFAST” (tạm dịch: Hãy nhanh chóng) thường được dùng để mô tả chùm triệu chứng của đột quỵ:
B (Balance) – Thăng bằng: Khó hoặc mất thăng bằng cơ thể.
E (Eyesight) – Thị lực: Thay đổi về thị lực như nhìn mờ, mất thị lực hoặc song thị.
F (Face) – Mặt: Thay đổi ở mặt như mặt bị lệch 1 bên hoặc miệng bị lệch.
A (Arm) – Tay: Cảm giác yếu 1 bên tay.
S (Speech) – Nói: Thay đổi khi nói, ví dụ như nói lắp.
T (Time) – Thời gian: Liên hệ ngay với cơ sở y tế khi thấy các triệu chứng.
Tiến sĩ Joshua Willey, một chuyên gia về thần kinh đột quỵ tại Đại học Columbia (Mỹ) cho biết “T” cũng có thể ám chỉ “terrible headache” – một cơn đau đầu nặng diễn ra đột ngột.
Nếu có các triệu chứng này, điều quan trọng cần làm là tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, tránh những biến chứng nguy hiểm.
benhdotquy.net
Nguồn dịch:American Heart Association News, WebMD
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- đái tháo đường
- điều trị đột quỵ
- Đột quỵ
- đột quỵ não
- đột quỵ tái phát
- nguy cơ đột quỵ
- Phòng ngừa đột quỵ
- phục hồi đột quỵ
- tầm soát đột quỵ
- Tăng huyết áp

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
TOP 6 bài tập giúp giảm cholesterol
Cholesterol (hay mỡ máu) làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, bảo vệ sức khỏe.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim