Vì sao dựa vào phản xạ nôn chưa đủ để đánh giá rối loạn nuốt sau đột quỵ?

Theo ThS.BS Hồ Hữu Thật, chỉ dựa vào phản xạ nôn trong khám lâm sàng thần kinh để đánh giá chức năng nuốt cho bệnh nhân đột quỵ là không hoàn toàn chính xác. Do vậy, cần thực hiện test nuốt cho các bệnh nhân đột quỵ cấp.

16-02-2022 20:25
Theo dõi trên |

Cần thực hiện test nuốt cho các bệnh nhân đột quỵ cấp là thông tin được ThS.BS Hồ Hữu Thật – Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện An Bình, nhấn mạnh trong Hội nghị Đột quỵ TPHCM – Cập nhật khuyến có điều trị 2021.

Hình ảnh so sánh chức năng nuốt của người bình thường (B) và người bệnh bị rối loạn chức năng nuốt sau đột quỵ (A)

Chức năng nuốt một hoạt động kết hợp rất phức tạp. Khi thực hiện chức năng nuốt theo đúng sinh lý, khẩu cái mềm sẽ đóng lại để thức ăn chỉ di chuyển xuống thực quản mà không đi ngược lên đường hô hấp trên (mũi) hoặc vào đường hô hấp dưới (khí quản và hệ thống phế quản).

Như vậy, rối loạn chức năng nuốt là thuật ngữ để mô tả bất kỳ sự rối loạn nào về chức năng nuốt thường xảy ra ở những người bệnh có bệnh lý về thần kinh, bệnh về khu vực hầu họng, thanh quản hoặc thực quản.

Theo thống kê, chứng rối loạn chức năng nuốt thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân đột quỵ. Ngoài ra, trong thần kinh học, chứng rối loạn chức năng nuốt cũng có thể gặp ở một số nhóm bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson, một số bệnh nơron vận động, xơ cứng rải rác, ung thư vùng đầu/cổ.

Cụ thể, các con số thống kê cho thấy rằng: 50-75% người già trong viện dưỡng lão có rối loạn chức năng nuốt; 50-60% bệnh nhân ung thư ở đầu/cổ có rối loạn chức năng nuốt; 40-78% bệnh nhân sống sót sau đột quỵ bị rối loạn chức năng nuốt, 76% bệnh nhân vẫn còn rối chức năng nuốt trong thời gian sau đó (từ mức độ trung bình đến nặng). Đặc biệt, có 15% bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt nặng nề và kéo dài.

Khi bị rối loạn chức năng nuốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện như: bị trào thức ăn ra ngoài khi ăn uống; thực hiện bữa ăn bình thường lâu hơn so với những bệnh nhân khác, thời gian có thể kéo dài từ 1-2 tiếng, gây khó khăn trong việc chăm sóc. Thức ăn bị trào ngược vào trong đường hô hấp lên trên mũi bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, thức ăn có thể trào vào đường hô hấp dưới khu vực hầu họng và hệ thống khí – phế quản gây ra tình trạng hít sặc, khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Có thể thấy, rối loạn chức năng nuốt đã để lại hàng loại những tác động, ảnh hưởng không tốt lên đời sống của bệnh nhân đột quỵ. Chẳng hạn như: bệnh nhân ăn uống khó khăn, chất lượng cuộc sống suy giảm, tác động đến tâm lý bệnh nhân – thiếu tự tin khi ăn uống vì lúc nào cũng có một người kề cạnh để giúp đỡ.

Trong thực tiễn, biến chứng đáng lo ngại nhất chính là viêm phổi do hít sặc, đây là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong sau khi bệnh nhân bị đột quỵ.

Theo một số kết quả thống kê, có đến 80%, tức 4/5 bệnh nhân đột quỵ cấp có rối loạn chức năng nuốt.

Dữ liệu của một nghiên cứu sở bộ về đột quỵ tại Canada ghi nhận rằng, có khoảng 20% bệnh nhân đột quỵ cấp không được thực hiện sàng lọc rối loạn chức năng nuốt. Theo đó, với những bệnh nhân đã được sàng lọc rối loạn chức năng nuốt sau đột quỵ cấp, nguy cơ họ bị viêm phổi trong bệnh viện gần gấp 5 lần, tăng mức độ đột quỵ 5.19 lần, tăng khả năng phải được chăm sóc tại các khu điều trị gấp 2.79 lần, tỷ lệ tử vong trong 1 năm sau đột quỵ cấp cũng tăng lên khoảng gấp 2.42 lần so với nhóm bệnh nhân đột quỵ không có kèm theo rối loạn chức năng nuốt.

Đáng chú ý hơn cả, nghiên cứu cho thấy biến chứng rối loạn chức năng nuốt xuất hiện ở cả những bệnh nhân đột quỵ nặng hay nhẹ. “Nhiều người thường chủ quan rằng bệnh nhân đột quỵ nhẹ thì sẽ không bị rối loạn chức năng nuốt. Tuy nhiên, những con số thống kê đã nói lên rằng ngay cả những bệnh nhân có đột quỵ nhẹ vẫn có rối loạn chức năng nuốt. Điều này khiến cho việc chăm sóc họ cũng trở nên khó khăn hơn so với những nhóm bệnh nhân khác.” – ThS.BS Hồ Hữu Thật cho biết.

ThS.BS Hồ Hữu Thật chia sẻ những thông tin bổ ích về chứng rối loạn nuốt sau đột quỵ trong Hội nghị Đột quỵ TPHCM – Cập nhật khuyến có điều trị 2021.

Một kỹ thuật lâm sàng mà các bác sĩ vẫn thường sử dụng để đánh giá chức năng nuốt đó là phản xạ nôn. Phản xạ nôn trong khám thần kinh là một kỹ thuật mà bất cứ bác sĩ nào cũng thực hiện được. Theo đó, nếu phản xạ nôn bất thường thì có thể bệnh nhân đang có vấn đề ở dây sọ thứ 9, thứ 10 hay có tổn thương ở thành não và gây ra đột quỵ, khiến bệnh nhân có rối loạn chức năng nuốt.

Tuy nhiên, những dữ liệu mới cập nhật sau này đã chứng minh rằng, ngay cả khi phản xạ nôn của bệnh nhân vẫn còn bình thường thì cũng không thể chắc chắn rằng bệnh nhân có chức năng nuốt bình thường. Chính vì vậy, theo khuyến cáo mới, các bác sĩ nên thực hiện sàng lọc chức năng nuốt cho tất cả các bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ cấp, ThS Thật cho hay.

 

Hướng dẫn điều trị bệnh nhân đột quỵ cấp của AHA/ASA năm 2019

Nên thực hiện sàng lọc rối loạn chức năng nuốt cho tất cả những bệnh nhân bị đột quỵ trước khi cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì, thậm chí là uống thuốc. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh nhân hít sặc dẫn tới viêm phổi hít sặc, đồng thời giảm tỷ lệ tàn phế và tử vong trong đột quỵ.

Sau sàng lọc, bệnh nhân có rối loạn chức năng nuốt cần được đặt sonde dạ dày trong giai đoạn cấp của đột quỵ (trong vòng 7 ngày). Nếu bệnh nhân được tiên lượng phải cho ăn qua sonde dạ dày hơn 7 ngày, các bác sĩ có thể phải thực hiện biện pháp mở dạy dày ra da. Đôi khi, vẫn có thể đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân từ 2-3 tuần sau khi đột quỵ. 

Nên thực hiện sàng lọc rối loạn chức năng nuốt nếu có dấu hiệu nghi ngờ. Có thể mời chuyên gia về âm ngữ trị liệu hoặc có những chiến lược cụ thể về dinh dưỡng để bệnh nhân an toàn hơn, làm giảm tỷ lệ bệnh nhân bị hít sặc.

 

Anh Thi

Thuốc lá điện tử, bóng cười vào danh sách CẤM từ 1/1/2025

Thuốc lá điện tử, bóng cười vào danh sách CẤM từ 1/1/2025

Trong kỳ họp thứ 8 cuối tháng 11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 chính thức cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, bóng cười.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ