Tỷ lệ gặp tác dụng phụ gây cục máu đông khi tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca rất thấp
Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp. Tuy nhiên, tác dụng phụ chỉ chiếm tỷ lệ thấp, do đó, người dân đã tiêm cách đây 2 năm, không nên quá hoang mang.
1. Tỷ lệ gặp tác dụng phụ huyết khối sau khi tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca thế nào?
Theo dữ liệu từ các tổ chức y tế trên thế giới cho thấy, đến nay, tỷ lệ/số ca gặp tác dụng phụ huyết khối sau khi tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca như thế nào, thưa BS?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Sau khi tổng kết hồ sơ, hãng thuốc đã công nhận điều này, còn trong nghiên cứu đã ghi nhận từ khi vắc xin được đưa ra. Tuy nhiên, tác dụng phụ chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
Khi bị nhiễm COVID-19 cũng có hiện tượng tăng đông và giảm tiểu cầu vì protein gai của virus, cũng như protein gai của vắc xin đều gây hiện tượng này.
Một số người nhiễm COVID-19, sau đó cũng thấy hiện tượng tăng đông kéo dài trong vòng 3 tháng. Trong thời gian đó, có thể làm xét nghiệm, nhưng hiện nay đã qua nhiều năm nên công nhận này rất bình thường.
Bên cạnh đó, hiện tượng tăng đông và giảm tiểu cầu chỉ thấy trong vòng 90 ngày sau khi tiêm ngừa. Chúng ta đã ngừng tiêm rất lâu nên không cần thiết làm xét nghiệm.
Khi gánh nặng bệnh tật quá lớn, để sử dụng vắc xin mới phải chấp nhận một số tình huống xảy ra. Sau khi nghiên cứu xong, hãng thuốc sẽ đưa ra thông báo và tùy theo mức độ cần thiết sẽ tiếp tục hay ngừng sản xuất.
Như AstraZeneca, hiện nay, vai trò của vắc xin COVID-19 đã hết nên sẽ ghi nhận lại để sau này khi điều chế vắc xin có nguồn gốc từ nhóm Adenovirus sẽ lưu ý hơn. Hiện tượng này không có gì mới hay lạ và đã được nói đến từ rất lâu. Người dân đã tiêm cách đây 2 năm, nên không cần thiết phải hoang mang.
2. Tác dụng phụ cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nguy hiểm ra sao?
Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, tác dụng phụ cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp sau khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ xảy ra như thế nào?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Người nhiễm COVID-19 hoặc sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, khả năng tăng đông sẽ nhiều hơn. Khi xét nghiệm sẽ thấy chất D-Dimer (chất làm cục máu dễ đông hơn) tăng nhiều lần so với bình thường.
Khi cục máu dễ đông di chuyển trong cơ thể, nếu ở các mạch máu lớn sẽ không gặp vấn đề nhưng nếu di chuyển lên cơ tim hay lên não sẽ xảy ra một số biến chứng.
Tuy nhiên, đây là điều rất hiếm và chỉ xảy ra trong vòng 90 ngày sau khi tiêm và bây giờ hồi cứu trở lại. Nếu đã tiêm từ lâu thì không cần quan tâm đến. Công nhận này chỉ có ý nghĩa đóng góp khi sau này điều chế vắc xin liên quan đến Adenovirus thì phải chú ý, còn hiện nay không quan trọng.
3. Tác dụng phụ cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp có xảy ra trên các vắc xin khác?
Tình trạng này liệu có nguy cơ xảy ra trên những loại vắc xin khác, hay hiện nay chỉ mới ghi nhận vắc xin COVID-19? Bởi vì thông tin này khiến cộng đồng, ngay cả những người ủng hộ việc tiêm vắc xin lo lắng vô cùng.
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vắc xin COVID-19 có 3 dòng, hiện tượng cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp chỉ xuất hiện ở nhóm vắc xin mới, cấu trúc và cách sản xuất mới.
Những vắc xin kinh điển, sử dụng từ trước đến nay không sản xuất như vậy hoặc vắc xin mới nhưng sản xuất theo phương pháp cổ điển sẽ không có hiện này. Đây chỉ là yếu tố để nhóm anti vắc xin tận dụng cơ hội.
4. Có phải ai từng tiêm vắc xin COVID-19 cũng sẽ bị cục máu đông hay hội chứng tiểu cầu thấp?
Trong thông báo đưa ra, AstraZeneca cho rằng, đây là tác dụng phụ hiếm. Điều này có nghĩa là gì, thưa BS?
– Thực tế, có phải ai từng tiêm vắc xin COVID-19 cũng sẽ bị cục máu đông hay hội chứng tiểu cầu thấp? Nếu không thì những ai sẽ có nguy cơ cao hơn, thưa BS?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Tỷ lệ người bị COVID-19 nặng rất hiếm xảy ra hiện tượng cục máu đông và hội chứng tiểu cầu thấp. Tương tự, vắc xin AstraZeneca dành cho COVID-19 cũng rất hiếm xảy ra hiện tượng này. Nghĩa là tỷ lệ rất thấp và không phải ai tiêm cũng bị cục máu đông hay hội chứng tiểu cầu thấp. Quan trọng nhất là hiện tượng này chỉ xảy ra 90 ngày sau tiêm nên hiện nay đã không còn quan trọng. Gần đây, hãng AstraZeneca công nhận điều này là để các nhà khoa học cẩn thận khi sản xuất vắc xin theo dòng này.
5. Nguy cơ bị cục máu đông, hội chứng tiểu cầu thấp kéo dài đến khi nào?
Các tác dụng phụ thường xảy ra ngay sau khi tiêm vắc xin. Vậy còn những tác dụng phụ hiếm như cục máu đông, hội chứng tiểu cầu thấp này thì sao, thưa BS? Nguy cơ kéo dài đến khi nào? Thời gian chúng ta tiêm vắc xin đã qua được 1-2 năm, như vậy an tâm được chưa?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Chúng ta nên quên việc tiêm vắc xin COVID-19 vì đã quá lâu. Chỉ trong vòng 90 ngày mới có hiện tượng này, còn sau đó việc đông máu trở lại bình thường. Vì vậy, người dân không cần lo lắng hay bàn luận đến.
Hiện tượng cục máu đông, hội chứng tiểu cầu thấp đã có từ lâu. Cho đến hiện nay, hãng tổng kết, công nhận và cũng đã ngừng sản xuất. Ý nghĩa duy nhất của việc công nhận là để khi sản xuất vắc xin theo công nghệ này phải chú ý đến hiện tượng trên.
6. Làm gì để hạn chế tác dụng phụ cục máu đông, hội chứng tiểu cầu thấp?
Vậy những người đã từng tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, liệu có cách nào hạn chế nguy cơ thấp nhất gặp tác dụng phụ cục máu đông, hội chứng tiểu cầu thấp?
Hoặc nếu chẳng may điều này xảy ra, làm sao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh nguy cơ biến cố nặng nề hơn ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thời gian gần đây, người dân không tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca nên không cần lo lắng. Đây chỉ là tác dụng phụ trong vòng 90 ngày sau tiêm, nhưng chúng ta đã tiêm cách đây 1 – 2 năm.
Tuy nhiên, người bình thường vẫn có hiện tượng tăng đông như sau khi bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi,… Có rất nhiều virus làm tiểu cầu thấp như Adeno hay sốt xuất huyết. Do đó, không chỉ có vắc xin mới gây tăng đông, tiểu cầu thấp.
Nếu muốn có thể tầm soát sức khỏe như bình thường để phòng ngừa đột quỵ, kiểm tra mỡ máu, huyết áp,… khi có hiện tượng tắc mạch phải khám chuyên sâu hơn.
Hồng Yến (ghi)
- Từ khóa:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim