Cần chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ như thế nào?
Những bệnh nhân đột quỵ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt trong môi trường hoạt động thuận tiện, luôn đặt mục tiêu giúp người bệnh tai biến có thể thực hiện độc lập các sinh hoạt thường ngày lên trên hết. Tuy nhiên, quá trình này cần sự kiên trì và tuân thủ nhiều nguyên tắc cụ thể.
Như đã đề cập ở phần hậu quả và di chứng mắc phải sau đột quỵ là rất nặng nề. Chính vì vậy việc chăm sóc người sau đột quỵ cần phải được chăm sóc đặc biệt kết hợp vận động đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và phòng ngừa tái phát đột quỵ (Người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát đến 40% trong 5 năm đầu). Việc chăm sóc và luyện tập cho người bị đột quỵ rất cần sự quan tâm và kiên nhân của cả người bệnh và gia đình. Theo nguyên tắc vận động sớm, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tâm lý trị liệu…
Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân sau đột quỵ vẫn nên có chế độ ăn uống như thông thường. Các loại thức ăn cần theo tiêu chí sau:
– Ăn đủ tinh bột, đủ rau, đủ hoa quả.
– Ăn vừa phải thịt, ăn cá ít nhất 2 lần 1 tuần.
– Ăn có mức độ dầu mỡ, chất béo.
– Ăn ít đường.
– Đặc biệt, ăn hạn chế muối để tránh nguy cơ tăng huyết áp và mỡ máu.
Ngoài ra, thức ăn dành cho người sau đột quỵ cần phải mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; thức ăn cần được cắt xé nhỏ hoặc xay nhuyễn; tránh tình trạng ngạt sặc.
Khi ăn cần nâng người bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân là tốt nhất. Cần quan tâm đến thái độ sau ăn của người bệnh để điều chỉnh lượng thức ăn cho những lần tiếp theo, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Tháp dinh dưỡng
Chế độ sinh hoạt: sinh hoạt điều độ và thư giãn đúng cách sẽ giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan, điều này góp phần quan trọng trong điều trị tâm lý cho bệnh nhân. Cần giúp bệnh nhân có lối sống lành mạnh như:
+ Không hút thuốc lá và cần tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc từ người xung quanh).
+ Ngủ nghỉ điều độ: ngủ đủ giấc, tránh thức khuya trong thời gian dài, tránh làm việc nặng quá mức.
+ Nên cho người bệnh vận động bằng một môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh…
+ Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress cho người bệnh.
+ Cần duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ của bác sĩ về điều trị.
Chế độ tập luyện:
+ Trường hợp bệnh nhân chưa thể tự vận động: cần nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân, tránh tình trạng lở loét gây đau đớn cho bệnh nhân.
+ Trường hợp bệnh nhân có thể vận động nhưng còn yếu: cần động viên tinh thần cho người bệnh, cố gắng để người bệnh tự làm và chỉ hỗ trợ các hoạt động chưa thể làm được.
+ Trong trường hợp cần thiết, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, không nên tự ý tập vật lý trị liệu tại nhà. Điều này có thể sẽ không lượng được sức khi tập sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn.
+ Điều quan trọng nhất là quá trình tập luyện cần phải có sự kiên nhẫn và kiên trì của cả người bệnh và người hướng dẫn.
Trọng Dy (ghi) – benhdotquy.net
Nguồn: Cẩm nang sức khỏe phòng chống đột quỵ – Chủ biên: TS.BS Trần Chí Cường

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
TOP 6 bài tập giúp giảm cholesterol
Cholesterol (hay mỡ máu) làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, bảo vệ sức khỏe.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim