Tức giận, buồn bã và tập thể dục cường độ cao có thể gây ra đột quỵ, làm sao kiểm soát?

Bạn có biết những gì bạn trải qua về mặt cảm xúc có thể gây ra tình trạng sức khỏe như đột quỵ? Đọc bài viết dưới đây để biết được buồn bã, tức giận hoặc kiệt sức về thể chất có thể ảnh hưởng đến não bộ của bạn như thế nào.

10-01-2022 10:27
Theo dõi trên |

Tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng máu đến một phần não bị gián đoạn hoặc có hiện tượng chảy máu trong não. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần được chăm sóc ngay lập tức. Vì vậy, biết những gì gây ra bệnh có thể giúp bạn giảm tổn thương não và các biến chứng của nó. Đột quỵ được cho là nguyên nhân tử vong hàng đầu và thậm chí có thể dẫn đến tàn tật.

Cảm xúc buồn bã và tức giận có thể gây ra đột quỵ

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, nếu bạn trải qua giai đoạn rối loạn cảm xúc có thể gây ra đột quỵ và dẫn đến các biến chứng. Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cho thấy rằng, tức giận hoặc khó chịu có thể dẫn đến đột quỵ. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích 13.462 trường hợp đột quỵ đầu tiên ở 32 quốc gia. Họ phát hiện ra rằng, 1 trong 11 đối tượng tức giận hoặc buồn bã có liên quan đến việc tăng 30% nguy cơ đột quỵ trong vòng 60 phút.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Andrew Smyth, Giáo sư Dịch tễ học Lâm sàng tại NUI Galway, Giám đốc Cơ sở Nghiên cứu Lâm sàng HRB Galway và Chuyên gia tư vấn Thận học tại Bệnh viện Đại học Galway cho biết, “Chúng tôi đã xem xét hai yếu tố kích hoạt riêng biệt. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng sự tức giận hoặc cảm xúc khó chịu có liên quan tăng khoảng 30% nguy cơ đột quỵ trong một giờ sau một đợt – với mức tăng nhiều hơn nếu bệnh nhân không có tiền sử trầm cảm . Tỷ lệ này cũng cao hơn đối với những người có trình độ học vấn thấp hơn.”

Cảm xúc buồn bã và tức giận có thể gây ra đột quỵ – Ảnh minh hoạ

Vận động gắng sức cũng có thể gây ra đột quỵ

Việc gắng sức cũng có liên quan đến việc tăng tỷ lệ đột quỵ xuất huyết trong não hoặc chảy máu vào mô não. Trong số các bệnh nhân được phân tích, cứ 20 bệnh nhân thì có một người cho biết họ đã thực hiện rất nhiều hoạt động thể chất dẫn đến các triệu chứng của họ.

Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, vận động gắng sức có liên quan đến việc tăng 60% nguy cơ xuất huyết não, một loại đột quỵ ít phổ biến hơn xảy ra khi một động mạch trong não giải phóng máu. Nói tóm lại, người ta thấy rằng tức giận và gắng sức có thể làm tăng mức huyết áp của bạn, đẩy một mạch máu vốn đã yếu đến vỡ tung.

“Tất nhiên, không phải bất cứ ai tức giận, có cảm xúc khó chịu hoặc vận động gắng sức đều bị đột quỵ. Tương tự như vậy, không phải ai có yếu tố nguy cơ tim mạch cũng sẽ dễ bị đột quỵ,” nhà nghiên cứu cho biết.

Vận động gắng sức cũng có thể gây ra đột quỵ – Ảnh minh hoạ

Làm thế nào để quản lý các triệu chứng?

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất những cách sau để kiểm soát các triệu chứng của đột quỵ:

– Mặc dù tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng, nhưng tốt nhất bạn nên tránh gắng sức quá mức. Thay vào đó, bạn có thể tăng dần cường độ luyện tập.

Nên tránh tập thể dục với cường độ cao để giảm nguy cơ đột quỵ – Ảnh minh hoạ

– Có thể khó tránh khỏi những cơn tức giận hoặc buồn bã, thay vào đó, điều bạn có thể làm là giảm tiếp xúc với những tình huống khó khăn và giảm căng thẳng.

– Thử các bài tập thở để kiểm soát lo lắng và bình tĩnh lại.

– Dành chút thời gian ở một mình để giải tỏa cảm xúc.

– Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy cố gắng đảm bảo tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn.

– Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp của bạn.

– Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát những tác nhân này.

Anh Thi, Theo TheHealthSite

 

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ