Tuần đầu sau khi chẩn đoán COVID-19: Nguy cơ đau tim tăng đến 8 lần, đột quỵ nhân lên 6 lần

Trong một trong những nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng mạnh trong những tuần sau chẩn đoán COVID-19. Các phát hiện được công bố ngày 14/8/2021, trên tạp chí The Lancet.

11-01-2022 16:47
Theo dõi trên |

Nghiên cứu bao gồm tất cả mọi người ở Thụy Điển được chẩn đoán mắc COVID-19 từ ngày 1/2/2020 đến ngày 14/9/2020 – tổng số gần 87.000 người. Độ tuổi trung bình của họ là 48 và 57% là phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đã so sánh họ với hơn 348.000 người Thụy Điển ở độ tuổi và giới tính tương tự không nhiễm virus.

Trong tuần sau khi chẩn đoán COVID-19, nguy cơ bị cơn đau tim đầu tiên tăng lên từ 3 – 8 lần. Nguy cơ bị đột quỵ lần đầu do cục máu đông nhân lên từ 3 – 6 lần. Trong những tuần tiếp theo, cả hai rủi ro đều giảm dần nhưng vẫn tăng lên trong ít nhất một tháng.


SARS-CoV-2 không chỉ “thích” phổi mà còn tấn công mạnh mẽ các cơ quan khác trong cơ thể như tim và não (Ảnh minh họa)

Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác (chẳng hạn như cúm) được biết là có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ đau tim và đột quỵ. Nhưng nhiễm COVID-19 có vẻ đặc biệt nguy hiểm, có lẽ vì chúng kích hoạt phản ứng viêm quá mức làm cho máu đông dễ xảy ra hơn.

Phương Nguyên – dịch từ health.harvard.edu

Quảng cáo
Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại

Chứng thiếu ngủ trong xã hội hiện đại

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mất ngủ đang trở thành vấn đề lớn với cộng đồng do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, công việc,… Mất ngủ thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và gây ra một số bệnh mạn tính cho người bệnh, trong đó, có đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ