Tự ý uống thuốc kháng đông, người đàn ông đột ngột liệt nửa người
Rung nhĩ có thể gây đột quỵ lên 5 lần do sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu não. Việc duy trì điều trị bằng thuốc kháng đông có vai trò vô cùng quan trọng trong dự phòng đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc sai sẽ dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) đã cấp cứu cho trường hợp người bệnh Lê Đức M. (59 tuổi, ngụ tại TPHCM), nhập viện vì đột ngột liệt nửa người trái, méo miệng và không nói được. Ông M. có tiền căn rung nhĩ và tăng huyết áp, đang được dùng thuốc kháng đông để phòng ngừa đột quỵ. Do địa phương đang nằm trong khu vực giãn cách xã hội, ông M. không đến tái khám tại bệnh viện theo đúng lịch hẹn, phải tự mua thuốc uống tiếp theo toa cũ nhưng có lúc không có thuốc.
Tại BV, người bệnh được chụp cắt lớp sọ não và mạch máu não phát hiện người bệnh bị tắc động mạch não giữa bên phải. Do người bệnh đang dùng kháng đông với xét nghiệm máu cho thấy đang có tình trạng loãng máu hơn bình thường nên không thể cấp cứu bằng thuốc chích tiêu cục máu.
Người bệnh nhanh chóng được can thiệp nội mạch cấp cứu, kết quả đã nhanh chóng thông được mạch máu. Sau can thiệp, người bệnh hồi phục tốt, chỉ còn yếu liệt nhẹ nửa người.
Điều trị thuốc kháng đông dự phòng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ
Nhóm thuốc kháng đông đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế biến chứng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ. Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh và các triệu chứng đi kèm mà các Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng đông phù hợp.
Hiện nay, ngoài thuốc kháng đông cổ điển (nhóm thuốc kháng vitamin K) yêu cầu người bệnh phải được theo dõi và xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo hiệu quả, người bệnh rung nhĩ còn có thể được điều trị bằng thuốc kháng đông dạng uống thế hệ mới. Thuốc thế hệ mới có ưu điểm là giảm thiểu tần suất xét nghiệm định kỳ ở người bệnh, tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tái khám thường xuyên theo lịch của Bác sĩ.
Tiến sĩ bác sĩ Bùi Thế Dũng thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Người bệnh rung nhĩ được chỉ định sử dụng thuốc kháng đông cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của Bác sĩ để tránh các biến chứng đáng lo ngại như xuất huyết dưới da, tương tác với các loại thuốc khác… Việc tự ý sử dụng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng không thông qua ý kiến của Bác sĩ điều trị có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Khuyến cáo cho người bệnh rung nhĩ khi sử dụng thuốc kháng đông trong thời gian giãn cách xã hội
Ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh, người bệnh vẫn cần được theo dõi sát sao để thực hiện các xét nghiệm và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
Trong trường hợp không thể tái khám tại bệnh viện, người bệnh nên chủ động trao đổi trước với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe của mình thông qua điện thoại, các ứng dụng kết nối trực tuyến hoặc các kênh thông tin chính thống của bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Đối với chế độ sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần tránh các hoạt động mạnh để tránh chấn thương và chú ý không uống thuốc kháng đông kháng vitamin K sau bữa ăn có nhiều thực ẩm chứa vitamin K như rau xanh, trái bơ… Người bệnh có thể chủ động trang bị cho mình các kiến thức về việc điều trị thuốc kháng đông tại các trang thông tin chính thống hoặc các câu lạc bộ người bệnh.
Trong trường hợp người bệnh rung nhĩ đang sử dụng thuốc kháng đông bị nhiễm COVID-19, người bệnh vẫn phải duy trì thuốc kháng đông đang uống hoặc đổi sang kháng đông dạng tiêm. Vì vậy người bệnh phải thông báo với bác sĩ đang điều trị COVID-19 về loại thuốc kháng đông mình đang dùng để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Bình Phương
- Từ khóa:
- Đột quỵ
- rung nhĩ
- thuốc kháng đông
Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao do ô nhiễm không khí
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi video sau để hiểu rõ nguyên nhân.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim