Từ cục máu đông đến tế bào thần kinh bị nhiễm trùng, COVID-19 đe dọa não như thế nào?
Nhiều tháng sau khi mắc COVID-19, nhiều người vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề về trí nhớ, suy nhược tinh thần và thay đổi tâm trạng. Một lý do là bệnh có thể gây hại lâu dài cho não.
Jennifer Frontera, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Grossman NYU cho biết: “Rất nhiều người đang đau khổ với tình trạng này”.
Frontera dẫn một nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 13% bệnh nhân phải nhập viện COVID-19 đã phát triển một rối loạn thần kinh mới sớm sau khi bị nhiễm. Một nghiên cứu tiếp theo cho thấy 6 tháng sau, khoảng một nửa số bệnh nhân trong nhóm sống sót vẫn đang gặp vấn đề về nhận thức.
Danh mục hiện tại về các mối đe dọa liên quan đến COVID-19 đối với não bao gồm chảy máu, cục máu đông, viêm nhiễm, thiếu oxy và phá vỡ hàng rào bảo vệ máu não. Và có bằng chứng mới ở khỉ cho thấy virus cũng có thể lây nhiễm trực tiếp và giết chết một số tế bào não nhất định.
Geidy Serrano – Giám đốc phòng thí nghiệm bệnh học thần kinh tại Viện nghiên cứu sức khỏe Banner Sun, cho biết, các nghiên cứu về mô não cho thấy những thay đổi liên quan đến COVID-19 có xu hướng nhẹ nhàng hơn là kịch tính. Mặc dù vậy, “bất cứ điều gì ảnh hưởng đến não đều có thể có ý nghĩa trong nhận thức” – bà cho biết.
Từ nhiễm trùng thần kinh đến cục máu đông do COVID-19
Một số thông tin chi tiết mới nhất về cách COVID-19 ảnh hưởng đến não đến từ một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia California tại UC Davis.
Khi COVID-19 bùng nổ tại Mỹ vào đầu năm 2020, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu cách thức virus SARS-CoV-2 lây nhiễm vào phổi và mô cơ thể của động vật. Tuy vậy, John Morrison, giáo sư thần kinh – người chỉ đạo trung tâm nghiên cứu cho biết, ông nghi ngờ virus cũng có thể lây sang một cơ quan chưa được chú ý nhiều. Đó là bộ não.
Một kết quả ban đầu của nghiên cứu đó đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Morrison – người đã trình bày một số nghiên cứu tại cuộc họp của Hiệp hội Khoa học Thần kinh vào tháng 11 cho biết: “Rất rõ ràng trong mô hình khỉ của chúng tôi rằng các tế bào thần kinh bị nhiễm bệnh. Tế bào thần kinh là những tế bào não giúp cho việc suy nghĩ trở nên khả thi. Nhưng các nghiên cứu về não người đã đưa ra bằng chứng mâu thuẫn về việc liệu những tế bào này có bị nhiễm virus hay không.
Não khỉ mang đến cơ hội tìm hiểu thêm vì chúng đến từ họ hàng gần của con người và dễ nghiên cứu hơn và các nhà khoa học biết chính xác cách thức, thời điểm từng bộ não động vật bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, mô hình con khỉ không hoàn hảo. Ví dụ, COVID-19 có xu hướng gây ra các triệu chứng nhẹ hơn ở những động vật này hơn là ở người”.
Mặc dù vậy, Morrison nói, các nhà khoa học có khả năng tìm thấy các tế bào thần kinh của con người bị nhiễm bệnh nếu họ quan sát đủ kỹ. Ông nói: “Chúng tôi đang xem xét từng tế bào thần kinh ở độ phân giải rất cao, vì vậy có thể thấy bằng chứng về sự lây nhiễm, tình trạng này đặc biệt lan rộng ở những con khỉ già bị bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy rằng những con vật này có chung một số yếu tố nguy cơ COVID-19 quan trọng với con người”.
Ở khỉ, sự lây nhiễm dường như bắt đầu với các tế bào thần kinh nối với mũi. Nhưng Morrison nói rằng trong vòng một tuần, virus đã lây lan sang các khu vực khác trong não.
Ông cho rằng: “Đây là nơi bạn gặp phải một số triệu chứng thần kinh mà chúng ta thấy ở người – các triệu chứng như suy giảm nhận thức, sương mù não, các vấn đề về trí nhớ và thay đổi tâm trạng. Tôi nghi ngờ rằng virus đang ở trong các khu vực trung gian các hành vi đó”.
Điều đó chưa được xác nhận ở mọi người. Nhưng các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy bằng chứng cho thấy virus có thể lây nhiễm sang các tế bào não của con người.
Bản thảo nghiên cứu não của 20 người tử vong vì COVID-19 cho thấy 4 người chứa vật liệu di truyền chỉ ra sự nhiễm trùng ở ít nhất một trong 16 khu vực được nghiên cứu.
Serrano, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, tương tự như ở khỉ, virus dường như đã xâm nhập qua mũi. Chúng ta có một dây thần kinh nằm ngay trên đỉnh mũi được gọi là khứu giác. Chính điều này cung cấp một con đường tiềm năng để virus xâm nhập từ hệ thống hô hấp đến não.
Serrano chia sẻ thêm, virus dường như có thể lây nhiễm và giết chết các tế bào thần kinh trong khứu giác, điều này có thể giải thích tại sao nhiều bệnh nhân COVID bị mất khứu giác – và một số trường hợp không bao giờ lấy lại được.
Tuy nhiên, ở các vùng não khác, nhóm nghiên cứu tìm thấy ít bằng chứng về nhiễm trùng hơn. Điều đó có thể có nghĩa là virus đang hoạt động theo những cách khác để làm tổn thương những vùng não này.
Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy virus có thể lây nhiễm sang các tế bào lót mạch máu, bao gồm cả những tế bào di chuyển qua não. Vì vậy, khi hệ thống miễn dịch truy lùng các tế bào bị nhiễm bệnh này, nó có thể vô tình giết chết các tế bào thần kinh gần đó và gây ra các vấn đề về thần kinh, Serrano nói.
COVID-19 cũng có thể làm tổn thương não bằng cách gây ra các cục máu đông hoặc chảy máu dẫn đến đột quỵ. Nó có thể làm hỏng các tế bào bảo vệ tạo ra hàng rào máu não, cho phép xâm nhập các chất độc hại, bao gồm cả virus. Và căn bệnh này có thể làm suy giảm phổi của một người nghiêm trọng đến mức não của họ không còn được cung cấp đủ oxy.
COVID-19 gây chấn thương não, tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer trong tương lai
Frontera – một thành viên của nhóm nghiên cứu mức độ các chất độc hại liên quan đến bệnh Alzheimer và các bệnh não khác ở những bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhập viện nói rằng, những tác động gián tiếp này dường như là một vấn đề lớn hơn nhiều so với bất kỳ sự lây nhiễm trực tiếp nào của tế bào thần kinh.
Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, bất kể cơ chế nào, COVID-19 đều thể hiện một mối đe dọa nghiêm trọng đối với não bộ.
Frontera nói: “Mức độ tổn thương não thực sự cao, nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer”. Mặc dù không rõ mức độ duy trì ở mức cao trong bao lâu. Nhưng bà cũng như nhiều nhà nghiên cứu lo ngại rằng COVID-19 có thể gây ra các chấn thương não làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sau này trong cuộc sống.
Frontera cho biết: “Ngay cả những bệnh nhân COVID-19 gặp các vấn đề thần kinh nghiêm trọng cũng có xu hướng cải thiện theo thời gian”.
Bà trích dẫn nghiên cứu chưa được công bố đo lường chức năng tâm thần 6 và 12 tháng sau khi nằm viện cho thấy, các bệnh nhân đã cải thiện được điểm số nhận thức của họ, điều này thực sự đáng khích lệ. Nhưng một nửa số bệnh nhân trong một nghiên cứu vẫn chưa trở lại bình thường sau một năm. “Vì vậy, các nhà khoa học cần tăng tốc quá trình nghiên cứu để cung cấp một số loại phương pháp trị liệu cho những người này” – Frontera nhấn mạnh.
Ngoài ra, có lẽ điều quan trọng là phải “điều trị sớm cho người đó khi bệnh đã phát triển đến mức tạo ra những tổn thương không thể hồi phục”, Serrano nói.
Tất cả các nhà nghiên cứu đều đề cập rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương não liên quan đến COVID-19 là tiêm phòng.
Hoàng Thúy – dịch từ npr.org
- Từ khóa:
- covid-19
- cục máu đông
- Đột quỵ
- Nhiễm trùng thần kinh
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim