Trong khi đợi xe cấp cứu, cần sơ cứu như thế nào cho bệnh nhân đột quỵ?

Cho em hỏi, cách sơ cứu ban đầu khi nạn nhân có dấu hiệu đột quỵ trong quá trình đợi xe cấp cứu là như thế nào ạ? Em xin cảm ơn. (Minh Minh)

05-03-2022 14:35
Theo dõi trên |

Chào bạn,

Khi phát hiện một ai đó có dấu hiệu của đột quỵ, bạn cần sơ cứu ban đầu nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn).

  • Chữ A (Airway): Bạn hãy quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Bởi bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2.
  • Chữ B (Blood): Bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.
  • Chữ C (Circulation): Bạn quan sát và rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần tránh thực hiện những điều sau đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

  • Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…
  • Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.
  • Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc nên báo ngay lại với bác sĩ.
  • Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

Thân mến!

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ